Dinh dưỡng hôm nay

Phải mạnh tay với ngáo đá

Trước tình hình ngáo đá phức tạp, cần xem xét xử lý hình sự đối với một số hành vi của người nghiện kết hợp với các biện pháp hành chính, tâm lý, y tế...

Sáng 1-12, ba cháu bé 4, 6, 12 tuổi đang ở trong nhà (cư xá Rađa, phường 13 quận 6, TP HCM), bất ngờ một thanh niên "ngáo đá" dùng hung khí xông vào tấn công. Ba cháu nhỏ phải nhập viện cấp cứu và điều trị, uống Thu*c dự phòng chống phơi nhiễm HIV.

Ngáo lên là… chém người

Đau lòng nhất là vụ đối tượng Trương Tín (29 tuổi, ngụ quận Bình Tân, TP HCM) sử dụng M* t*y bị ảo giác, đã dùng dao truy sát cả nhà, giết ch*t bà ngoại, mẹ và dì ruột vào ngày 2-5. Trước đó, tháng 4-2019, ít nhất 10 người phải tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, TP HCM điều trị phơi nhiễm HIV sau khi bị kẻ lạ mặt nghiện M* t*y dùng vật nhọn tấn công trên đường.

Trên đây chỉ là một số trong hàng trăm vụ ngáo đá mất kiểm soát gây ra những vụ án mạng nghiêm trọng. Theo báo cáo của Bộ Công an, cả nước có khoảng 220.000 người nghiện có hồ sơ quản lý. Từ năm 2016 đến nay, cơ quan chức năng phát hiện 8.429 người sử dụng M* t*y tổng hợp có biểu hiện "ngáo đá". Còn theo Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), tỉ lệ người nghiện sử dụng M* t*y đá, M* t*y tổng hợp chiếm gần 80%. Việc người nghiện sử dụng M* t*y tổng hợp, M* t*y đá và các chất hướng thần gây rối loạn tâm thần như "ngáo đá" dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là các vụ án Gi*t người đã gây hoang mang, lo lắng cho người dân.

Một đối tượng ngáo đá bị Công an huyện Bình Chánh, TP HCM bắt giữ Ảnh: SỸ HƯNG

Ông Đinh Viết Thắng, cán bộ Cơ sở cai nghiện M* t*y số 2 (thuộc Lực lượng TNXP TP HCM, đóng tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng), cho biết khi vào cai nghiện, những học viên loạn thần thường xuyên la hét, nóng giận, đập phá tài sản. Đa phần họ không thể tham gia học tập, lao động cũng như sinh hoạt chung với những học viên khác. Nguy hiểm hơn, một số người bị ảo giác, ảo thanh dẫn đến hành động tự hủy hoại thân thể hoặc tự sát.

Tương tự, Cơ sở cai nghiện M* t*y số 3 (huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) cũng đau đầu với 37 bệnh nhân đang cai nghiện có biểu hiện rối loạn tâm thần nhưng cơ sở lại chưa có bác sĩ chuyên khoa về tâm thần.

Phải sửa luật

Số vụ án do người tâm thần, sử dụng M* t*y dẫn đến "ngáo đá" gây ra ngày càng tăng. Điểm chung của các vụ án này là sự việc diễn ra bất ngờ, không thể lường trước được. Thế nhưng, vấn đề lập hồ sơ quản lý người nghiện M* t*y và đưa người nghiện vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc còn có nhiều khó khăn. Để đưa 1 người nghiện vào cai nghiện tại cơ sở bắt buộc phải trải qua 6 bước và 4 cơ quan để tiến hành việc này. Nếu người cai nghiện và gia đình không hợp tác thì rất khó thực hiện.

Theo luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi (Đoàn Luật sư TP HCM), hiện nay độ tuổi người dùng M* t*y đang trẻ hóa, trong khi đó việc quản lý, cảm hóa người nghiện, người sau cai nghiện tại cộng đồng không đạt hiệu quả như mong muốn. Người nghiện chỉ bị xử lý hình sự khi có những hành vi phạm tội như những đối tượng hình sự khác, còn những hành vi lặp đi lặp lại ảnh hưởng lớn đến an ninh trật tự xã hội thì không bị xử lý, khiến cho tình hình quản lý nghiện ngày càng phức tạp. Nhiều trường hợp người nghiện chửi bới, tấn công lực lượng chức năng, phá hoại tài sản nhà nước nhưng lực lượng chức năng thiếu kiên quyết thực hiện các biện pháp cần thiết vì xem người nghiện là… người bệnh.

"Trước tình hình "ngáo đá" phức tạp, cần thiết xem xét xử lý hình sự đối với một số hành vi của người nghiện kết hợp với các biện pháp hành chính, tâm lý, y tế… Ví dụ người nghiện đã được tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc mà trốn tránh không chấp hành hoặc chống lại người thi hành công vụ, gây rối an ninh trật tự, phá hoại tài sản… thì có thể xử lý hình sự" - luật sư Quỳnh Thi đề xuất.

Còn theo luật sư Nguyễn Văn Quang (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), gây tội ác trong tình trạng "ngáo đá" có thể được xem là tình tiết tăng nặng trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự. Người có hành vi trái pháp luật khi "ngáo đá" vẫn chịu trách nhiệm hình sự bình thường. Đây không phải trường hợp bị tâm thần nên không thể hưởng tình tiết giảm nhẹ. "Cần đưa thẳng những trường hợp phạm tội trong tình trạng loạn thần vì sử dụng M* t*y, chất hướng thần vào luật. Ví dụ, đối tượng "ngáo đá" gây thương tích cho người khác sẽ có mức án nặng hơn trường hợp bình thường, trong một tình huống giống nhau".

Về biện pháp quản lý, trợ giúp người nghiện rối loạn tâm thần, đại diện Cơ sở cai nghiện M* t*y số 3 cho biết khi tiếp nhận người cai nghiện mới, cơ sở phải tiến hành khám, sàng lọc những người nghiện có tiền căn rối loạn tâm thần. Sau đó, cơ sở cách ly những bệnh nhân trên để theo dõi, chăm sóc đặc biệt. Đồng thời, những học viên cũ có biểu hiện bất thường (nói nhảm, kích động, cười nói một mình…) cũng bị chuyển từ đội quản lý học viên về phòng y tế.

Trong 5 năm gần đây, tại TP HCM, tỉ lệ bắt giữ các vụ M* t*y tổng hợp tăng trung bình 105% mỗi năm. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, cơ quan chức năng đã thu giữ 1,1 tấn M* t*y tổng hợp. Sỹ Hưng - Di Lâm
Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (http://nld.com.vn/phap-luat/phai-manh-tay-voi-ngao-da-20191204222059994.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY