Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM, cho biết thời gian virus HIV sống ngoài cơ thể tùy thuộc số lượng virus có trong dịch tiết, môi trường. Virus rất "yếu", dễ bị tiêu diệt bởi nước nóng, xà phòng, chất tẩy rửa... Dịch cơ thể chứa virus sẽ bị khô ngoài không khí, 99% siêu vi bị phá hủy sau vài giờ.
Theo bác sĩ Quy, các loại dịch có khả năng lây truyền HIV là máu, tinh dịch, dịch *m đ*o, sữa mẹ, dịch màng bụng, dịch khớp, dịch não tủy, dịch phổi, nước ối. Các loại dịch không có khả năng lây truyền là nước mắt, nước bọt không có dính máu, nước mũi không có dính máu, mồ hôi, nước tiểu không có dính máu, phân không có dính máu.
Lây truyền chỉ có thể xảy ra khi có tiếp xúc đủ lây với bệnh nhân HIV, lượng siêu vi trong dịch tiếp xúc và siêu vi vào máu. Những đường lây truyền gồm quan hệ T*nh d*c không an toàn, tiếp xúc trực tiếp với máu nhiễm virus, mẹ truyền sang con trong thời gian mang thai, khi sinh, cho con bú.
"HIV không phải là mầm bệnh dễ lây. Tỷ lệ lây sau một lần tiếp xúc có nguy cơ cao chỉ 0,3%", bác sĩ Quy phân tích. khi vết thương sâu chảy máu nhiều do kim nòng rỗng cỡ to, vết thương xuyên da sâu, rộng có chảy máu do dao mổ hoặc do mảnh vỡ của ống nghiệm chứa máu, máu hoặc dịch tiết của bệnh nhân bắn vào vùng da hoặc niêm mạc đã bị tổn thương rộng từ trước như mắt, mũi.
với các vết thương nông có chảy máu ít hoặc không chảy máu, vùng niêm mạc lành bị phơi nhiễm với máu hoặc dịch tiết của cơ thể. Khi máu và dịch tiết cơ thể của bệnh nhân tiếp xúc với vùng da lành sẽ không có nguy cơ lây nhiễm.
Bác sĩ Quy khuyến cáo, khi phơi nhiễm với máu dịch tiết cơ thể nghi có HIV, nếu tổn thương xuyên qua da, lập tức rửa vết thương với xà phòng và nước, để cho vết thương chảy máu một lúc rồi rửa lại vết thương với xà phòng và nước. Sát trùng vết thương bằng dung dịch sát trùng ít nhất trong 5 phút.
Nếu niêm mạc mắt, miệng, mũi bị phơi nhiễm, rửa bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9 % liên tục trong 5 phút.
Đến cơ sở y tế ngay để được đánh giá nguy cơ lây truyền HIV, làm xét nghiệm và uống Thu*c ARV điều trị phơi nhiễm. Hiện nay Bộ Y tế khuyến cáo điều trị sau phơi nhiễm bằng Thu*c ARV càng sớm càng tốt, tốt nhất trong vòng 6 giờ đầu và không quá 72 giờ sau phơi nhiễm.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm kéo dài liên tục trong 28 ngày. Việc xét nghiệm sẽ được thực hiện lại sau 3 tháng, nếu âm tính với HIV thì có thể khẳng định chắc chắn là không nhiễm. Dù nguy cơ có thể thấp nhưng trong giai đoạn điều trị phơi nhiễm, không được cho máu, sử dụng bao cao su khi quan hệ T*nh d*c, phụ nữ không cho con bú cho đến khi loại trừ được tình trạng nhiễm.
Sáng 1/12, ba em bé ở quận 6 đang chơi ở nhà bị thanh niên ngáo đá cầm dao tấn công vào mặt, đang uống Thu*c điều trị phơi nhiễm HIV. Công an đã tạm giữ thanh niên ngáo đá để điều tra.
Chủ đề liên quan:
điều trị hiv lây nhiễm hiv ngáo đá nghiện ma tuý phơi nhiễm phơi nhiễm hiv xử trí kim tiêm đâm