Đa khoa hôm nay

Đa khoa là từ dùng để chỉ một cơ sở y tế hoặc bác sĩ đảm nhiệm điều trị nhiều chuyên khoa

Phải phòng và trị loãng xương sớm, vì sao?

Loãng xương là bệnh diễn ra âm thầm mà không có triệu chứng, tuy nhiên, với người tuổi càng cao...
loãng xương là bệnh diễn ra âm thầm mà không có triệu chứng, tuy nhiên, với người tuổi càng cao, đặc biệt với phụ nữ cần đến tư vấn bác sĩ khi có các biểu hiện mãn kinh sớm hoặc có cha mẹ bị gãy xương khớp háng do loãng xương. Chính vì thế, việc dự phòng các yếu tố nguy cơ gây loãng xương sớm">loãng xương sớm là rất quan trọng để ngừa hậu quả sau này.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố không thể thay đổi

Giới tính: phụ nữ có nguy cơ mắc loãng xương nhiều hơn nam giới. Tuổi: tuổi càng cao, nguy cơ loãng xương càng tăng. Chủng tộc: người da trắng và người châu Á có nguy cơ loãng xương cao hơn các chủng tộc khác. Tiền sử gia đình: người có cha mẹ bị gãy xương do loãng xương có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với những gia đình khác. Khung cơ thể: người có khung xương nhỏ có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn so với người cao lớn.

Nồng độ hormon: loãng xương có thể xảy ra ở người bệnh có quá nhiều hoặc quá ít một số loại hormon. Chẳng hạn như hormon giới tính, sự giảm nồng độ hormon estrogen khi mãn kinh là yếu tố nguy cơ lớn nhất dẫn đến loãng xương ở phụ nữ, hay ở một số trường hợp khác như khi phụ nữ điều trị một số bệnh lý ung thư cũng có thể làm giảm lượng hormon estrogen. Nam giới có sự giảm nồng độ hormon testosteron theo tuổi. Giảm nồng độ hormon testosteron ở nam giới còn có thể xảy ra trong quá trình điều trị bệnh lý ung thư tiền liệt tuyến.

Tình trạng tuyến giáp: tăng hormon tuyến giáp làm tăng nguy cơ hủy xương. Tăng hormon tuyến giáp có thể xảy ra ở người bệnh bị cường giáp hoặc uống quá liều hormon tuyến giáp khi điều trị bệnh lý suy giáp.

Các tuyến khác: loãng xương còn liên quan đến các bệnh lý cường hoạt động của tuyến cận giáp và tuyến thượng thận.

Chế độ ăn: loãng xương có thể xảy ra ở những đối tượng có chế độ ăn ít canxi, chế độ ăn không cung cấp đủ canxi trong một thời gian dài dẫn đến loãng xương.

Rối loạn ăn uống: người mắc phải chứng biếng ăn có nguy cơ cao bị loãng xương. Lượng thức ăn cung cấp không đủ dẫn đến thiếu năng lượng, protein và canxi. Những trường hợp này hay gặp ở những phụ nữ bị chứng biếng ăn có thể mãn kinh sớm và nam giới bị chứng biếng ăn có thể làm giảm nồng độ hormon Sinh d*c.

Sau phẫu thuật đường tiêu hóa: sau phẫu thuật cắt dạ dày, phẫu thuật cắt đoạn ruột hoặc phẫu thuật nối tắt dạ dày - ruột làm giảm diện tích bề mặt ruột có thể hấp thụ chất dinh dưỡng bao gồm cả canxi, đây cũng là những đối tượng có nguy cơ bị loãng xương.

Thu*c steroid và các Thu*c khác: sử dụng Thu*c corticosteroid kéo dài cũng ảnh hưởng đến quá trình tạo xương. Ngoài ra, loãng xương còn có thể xảy ra khi dùng các Thu*c điều trị bệnh co giật, trào ngược dạ dày, ung thư và chống thải ghép.

Lối sống: lối sống ít vận động làm cho con người có nguy cơ mắc loãng xương cao hơn nhiều lần những người thích vận động.

Lạm dụng rượu: làm tăng nguy cơ bị loãng xương ở người trưởng thành.

Hút Thu*c lá: mối liên hệ giữa hút Thu*c lá và nguy cơ loãng xương còn chưa thực sự rõ ràng nhưng có những bằng chứng cho thấy hút Thu*c lá làm cho xương trở nên yếu đi.

Biến chứng của loãng xương

Gãy xương, đặc biệt là gãy xương cột sống và gãy xương khớp háng là những biến chứng quan trọng nhất của loãng xương. Gãy xương khớp háng thường là hậu quả sau ngã, có thể dẫn đến tàn phế, thậm chí là Tu vong sau mổ, đặc biệt ở những người già.

Trong một số trường hợp có thể bị gãy xương cột sống mặc dù không bị chấn thương. Thân đốt sống bị yếu do loãng xương có thể dẫn đến lún xẹp thân đốt sống, gây đau, gù, biến dạng cột sống.

Phòng bệnh

3 yếu tố cần thiết giúp cho khung xương khỏe mạnh bao gồm:

Cung cấp đủ lượng canxi mỗi ngày: Qua nguồn thức ăn cung cấp nhiều canxi bao gồm: sữa và các sản phẩm sữa chứa ít chất béo, rau xanh, hải sản, các sản phẩm từ đậu nành, ngũ cốc và hoa quả tươi. Nếu không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết từ chế độ ăn giàu vi chất hàng ngày thì cần uống Thu*c bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ vì uống quá nhiều canxi trong một thời gian dài có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi và gây nên sỏi thận.

Cung cấp đủ lượng vitamin D mỗi ngày: vitamin D rất cần thiết cho khả năng hấp thụ canxi. Nên khởi đầu bằng cách cung cấp 600-800 đơn vị vitamin D mỗi ngày bằng cách cung cấp qua thức ăn hoặc thực phẩm chức năng.

Tập luyện: tập luyện mỗi ngày giúp bạn có khung xương chắc khỏe và cơ thể khỏe mạnh. Tập luyện nên phối hợp các bài tập sức cơ và các bài tập có tì đè. Các bài tập sức cơ sẽ làm tăng sức mạnh của cơ và xương. Có thể tập từng nhóm cơ - xương của chi thể. Các bài tập có tì đè - ví dụ: đi bộ, chạy bộ, leo núi, trượt tuyết và các môn thể thao có đối kháng làm tăng sức mạnh cơ xương.

BS. Đỗ Minh (Bệnh viện Việt Đức)

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/phai-phong-va-tri-loang-xuong-som-vi-sao-n114892.html)

Tin cùng nội dung

  • Để đối phó với bệnh loãng xương cần áp dụng nhiều biện pháp, trong đó, một chế độ dinh dưỡng được xác lập đúng bao hàm tất cả các yếu tố cần thiết thực sự làm giảm hiểm họa của sự phát triển bệnh loãng xương.
  • Bạn đã quen với những lời khuyên về việc sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D và canxi như: sữa, các sản phẩm từ sữa và cá, giúp xương chắc khỏe và chống lại bệnh loãng xương. Tuy nhiên, nhiều khi chúng ta quên mất những thực phẩm nên tránh khi bị loãng xương.
  • Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương bằng cách bổ sung 6 loại dưỡng chất dưới đây trong chế độ ăn:
  • Loãng xương (LX) là một loại bệnh về rối loạn chuyển hóa xương một cách âm thầm, lặng lẽ, không dễ phát hiện ở giai đoạn sớm.
  • Loãng xương thuộc phạm vi chứng cốt nuy trong y học cổ truyền. Bệnh có liên quan tới 3 tạng phủ là thận, tỳ, can, trong đó, tạng thận chủ cốt tủy...
  • Loãng xương là bệnh tiến triển âm thầm và hầu như không có biểu hiện gì đặc biệt cho đến khi xuất hiện các biến chứng nặng nề là gãy xương,
  • Nhiều bệnh nhân đã không đồng ý đo loãng xương khi chúng tôi yêu cầu, vì nghĩ rằng chúng tôi đang tìm cách moi tiền của họ. Họ không biết rằng, điều đáng sợ nhất của loãng xương là gãy xương...
  • Tình trạng xương yếu, giòn, dễ gãy được gọi là loãng xương. Xương có tác dụng hỗ trợ cho các cơ và bảo vệ các cơ quan bên trong của cơ thể. Xương chắc khỏe sẽ bảo vệ chống lại loãng xương.
  • Tôi 47 tuổi, gần đây rất hay bị đau nhức xương khớp. Nghe nói, vào tuổi mãn kinh rất dễ bị loãng xương.
  • Nếu hút Thu*c, cùng với ăn hai hoặc nhiều đồ uống có cồn mỗi ngày, sẽ thấy xuất hiện nguy cơ cao nhất đối với bệnh loãng xương
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY