Khoa học hôm nay

Phận nô tỳ nhưng sống thọ hơn bậc đế vương, lý do gì khiến thái giám thời xưa có thể sống tới 100 tuổi?

Là người lo mọi công việc, sinh hoạt cho bậc chủ tử trong cung và chịu áp lực công việc nhưng thái giám lại có tuổi thọ khá cao.

Ảnh minh họa

Thái giám trước khi được tiến vào cung để thực hiện công việc phục vụ hoàng đế, các phi tần đều phải tịnh thân. Cách làm này được cho là khá man rợ và đau đớn, nhưng dòng dõi quý tộc sẽ không bị vấy bẩn và thái giám sẽ trung thành một lòng cho chủ nhân của mình.

Theo số liệu được ghi chép lại, tuổi thọ trung bình của thái giám cao hơn bình thường từ 14 cho tới 19 năm. Trong số những thái giám được khảo sát, có tới 3 người tuổi thọ lên tới 100 năm. Vị thái giám cuối cùng của triều đại nhà Thanh là Tôn Diệu Đình đã sống tới 94 tuổi.

Đây được coi là độ tuổi cao bởi so với các vị hoàng đế, người được coi là con của trời thì thái giám hơn hẳn về độ sống thọ. các hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị và có cuộc sống gấm vóc lụa là nhưng tuổi thọ thường không cao. lý giải cho điều này có một vài nguyên nhân được đưa ra.

Đó chính là nội tiết tố bên trong những thái giám, sau khi bị tịnh thân thái giám sẽ giảm nội tiết tố nam. Đồng thời không còn khả năng sinh con và quan hệ tình dục nên không bị mất tinh khí, tinh khí dồi dào khiến cho thái giám sống khỏe và trường thọ hơn chủ tử.

Ngược lại đối với hoàng đế, dù sống trong điều kiện vật chất không thiếu thốn ăn sơn hào hải vị nhưng lại chịu nhiều áp lực lớn. hoàng đế phải lo lắng công việc triều đình và có trách nhiệm sinh con nối dõi cho hoàng tộc. những áp lực đó phần nào vô hình khiến cho thể chất của hoàng đế bị suy giảm và tuổi thọ bị rút ngắn.

Bên cạnh đó dù có nhiều công việc vất vả trong cung nhưng thái giám thường không có quá nhiều áp lực như chủ tử của họ. Thái giám đa phần chỉ lo những việc sinh hoạt của vua chúa và chuẩn bị quần áo, đồ ăn cho chủ tử. Khi những người chịu áp lực trong thời gian dài tuổi thọ chắc chắn sẽ bị kéo xuống.

Chỉ có một số thái giám trong cung bị chịu áp lực nặng như hầu hạ hoàng thượng và hoàng hậu, còn lại những thái giám khác làm công việc nhẹ nhàng như chăm hoa, tưới cây nên họ thoải mái với cuộc sống của họ.

- Video khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền phong/CCTV.



Theo SHTT&ST

Link bài gốc Lấy link

https://sohuutritue.net.vn/phan-no-ty-nhung-song-tho-hon-bac-de-vuong-ly-do-gi-khien-thai-giam-thoi-xua-co-the-song-toi-100-tuoi-d192723.html

Theo SHTT&ST

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/phan-no-ty-nhung-song-tho-hon-bac-de-vuong-ly-do-gi-khien-thai-giam-thoi-xua-co-the-song-toi-100-tuoi/20240117101410317)

Tin cùng nội dung

  • Theo thống kê vào năm 2014, tuổi thọ trung bình của phụ nữ Nhật Bản liên tục dẫn đầu thế giới trong 3 năm liên tiếp, ở độ tuổi 86,83 và tỷ lệ béo phì của phụ nữ của xứ sở hoa anh đào chỉ ở mức 3%, cho thấy mức độ thon thả cơ thể của họ ở mức cao.
  • Nếu các chàng muốn sống thọ hơn, hãy hôn vợ hiền của mình hàng ngày vào buổi sáng
  • Mơ ước được “bách niên giai lão” là mong mỏi ngàn đời của con người, tuy nhiên không phải ai cũng sống được đến cột mốc đó trong cuộc đời.
  • Bí quyết để sống thọ không phải ẩn chứa ở một loại Thu*c hay một thí nghiệm khoa học nào đó, mà đơn giản chỉ là duy trì một lối sống lành mạnh từ trong ra ngoài.
  • Tôi 47 tuổi, vừa ly hôn vợ, từng quan hệ rất nhiều với người tình. Gần đây tôi thấy mình bắt đầu thể hiện rõ hiện tượng mãn dục như không cương được...
  • Tuổi thọ con người tùy thuộc vào yếu tố di truyền, môi trường sống, dinh dưỡng, cách sống và kiến thức phòng trị bệnh. Trong đó, việc học ăn để tận dụng các ưu điểm của thực phẩm kết hợp với khoa học dinh dưỡng để phòng ngừa các bệnh lão suy cũng dự phần quan trọng trong việc gia tăng tuổi thọ...
  • Theo những gì đang diễn ra thì rõ ràng tuổi thọ của con người đang ngày một tăng lên. Trong điều kiện đời sống phát triển, đường đồ thị tuổi thọ dường như ngày càng lên cao. Vậy liệu chúng ta có thể sống 100, 150 hay 200 tuổi?
  • Các nhà khoa học thuộc Trường đại học Y Albert Einstein của Israel cho biết, con người sống lâu một phần là do gen di truyền.
  • Y học cổ truyền cho rằng “thần” là biểu hiện ra ngoài của hoạt động sống mà ta có thể cảm nhận được. Bảo vệ được cái “thần” sẽ giúp cho cơ thể luôn ở trạng thái hài hòa và sống thọ.
  • Thủ thuật này không lấy đi tinh binh, cũng chẳng làm giảm ham muốn nhưng chính sự tưởng tưởng của các quý ông đã khiến họ mất nhuệ khí.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY