Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Phần thịt này của lợn nhiều người vứt đi nhưng không biết rằng nó có quá nhiều công dụng chữa bệnh và dinh dưỡng

MangYTe – Đó là phần đuôi lợn, do vừa nhỏ, chế biến không cẩn thận có thể bị hôi nên nhiều người không hứng thú với món này, nhưng thực chất phần đuôi lợn có rất nhiều công dụng cho sức khỏe.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phần đuôi của lợn chứa nhiều chất dinh dưỡng có ích như protein, glucid, lipid, sắt,... chất protein của đuôi động vật, chủ yếu là ở da, gồm nhiều chất hợp thành như: collagen, elastin, keratin, albumin, globulin… các chất này có tác dụng liên kết chặt chẽ cấu trúc của tế bào, tăng cường sự hấp thụ oxy của da, giữ độ ẩm và làm tăng tính đàn hồi của da, chống lão hóa da, bảo vệ làn da truớc sự tấn công của các yếu tố bất lợi của môi trường, thúc đẩy sự sinh trưởng, phát dục ở trẻ nhỏ...

Ảnh minh họa

Theo đông y, xương đuôi có vị ngọt, hơi mặn, có tính hàn. Tác dụng tốt trong việc ích não tủy, làm mạnh tỳ vị, làm mạnh xương sống và thắt lưng, tăng cường các chức năng hoạt động của da, phát triển cơ bắp và thông các huyết mạch. Có ích cho người bị đau nhức chân tay, mỏi gối, người bị phong thấp,...

Tuy nhiên, đa số phần đuôi của lợn không được nhiều người lựa chọn vì phần đuôi này nếu không sơ chế cẩn thận sẽ bị hôi.

Theo kinh nghiệm của các bà nội trợ, làm sạch xương đuôi là bước rất quan trọng. Công đoạn này sẽ giúp nước xương sau khi hầm trong hơn, ít có bọt và thơm hơn.

Để làm sạch xương rất đơn giản, trước tiên, bạn chặt miếng xương nhỏ sau đó rửa xương bằng nước muối pha loãng. Đồng thời, nên luộc qua xương rồi bỏ phần nước luộc lần đầu vì nước này thường bị nhiễm mùi hôi khiến nước dùng không được thơm ngon.

Khi hầm không nên đậy kín vung nồi vì sẽ khiến nước hầm xương bị đục. Lửa bếp trong quá trình hầm xương cũng cần để thật nhỏ để vị ngọt trong xương tiết ra nước hoàn toàn. Đồng thời, khi luộc nên thái 1 củ hanh tím bỏ vào nồi luộc, nhớ hớt hết bọt để nước hầm xương được trong hơn.

3 món ăn bài Thu*c từ đuôi lợn:

– dùng cho rối loạn cương dương, tinh trùng ít, yếu: tác dụng tốt, bổ thận tinh gồm: đuôi lợn 150g, thục địa 30g, tỏa dương 30g, đỗ trọng 30g, đại táo 10 quả, gừng tươi 15g, gia vị các loại.

Đuôi lợn cạo bỏ lông, rửa sạch, chặt khúc ngắn, gia vị rửa sạch cho vào túi vải, buộc kín, gừng tươi giã nát. Tất cả cho vào nồi đất với lượng nước vừa đủ, hầm lửa nhỏ từ 2 – 3 giờ, nêm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

– tăng cường sinh lực, làm đen râu tóc, giúp da được mịn màng, hồng hào: đuôi lợn 150g làm sạch, cắt khúc ngắn. lạc (đậu phộng) 50g, trần bì 4g, rửa sạch. hồ đào nhân 10 cái.

Cho một lượng nước vừa đủ vào nồi đất, nấu đến khi nước thật sôi, thả các thứ vào, đậy kín nắp. Nấu sôi lại rồi giảm bớt lửa. Hầm khoảng 3 giờ, nêm thêm ít muối và bột nêm cho vừa miệng.

– tác dụng bổ thận, kiện tỳ, tăng cường khả năng Sinh d*c, giảm đau nhức xương khớp, trừ phong thấp, làm đẹp da: đuôi lợn 500g, chặt khúc nhỏ, ý dĩ 30g, đỗ trọng 20g, các thứ rửa thật sạch, để ráo. cho tất cả các dược liệu vào siêu sắc Thu*c, nấu với 1 lít nước, sắc còn 500ml, dùng nước này để hầm nhừ đuôi lợn.

Hành lá rửa sạch, cắt khúc, gừng tươi xắt sợi, muối, tiêu, dầu ăn. cho dầu ăn vào nồi, khi dầu nóng thì cho hành vào phi thơm rồi cho gừng cắt sợi vào xào và cho đuôi lợn vào trộn đều.

Khi đuôi lợn săn lại, cho vào nồi ít nước và ít muối, xào tiếp đuôi lợn cho thật thấm, đổ nước Thu*c vào nấu sôi hạ nhỏ lửa, đậy nắp nồi lại, để lửa riu riu. hầm khoảng 1 giờ, cho táo đỏ 8 – 10 quả vào hầm chung. đến khi đuôi lợn và táo đều chín mềm, nêm lại cho vừa ăn, thả hành lá và tiêu vào, trộn đều là được mang ra ăn nóng.

M.H (th)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/phan-thit-nay-cua-lon-nhieu-nguoi-vut-di-nhung-khong-biet-rang-no-co-qua-nhieu-cong-dung-chua-benh-va-dinh-duong-20201016164941038.htm)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY