Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Phát hiện sớm mất thính lực ở trẻ

Mất thính lực là một trong nhữngrối loạn thường gặp nhất so với các rối loạn khác đang được sàng lọc rộng rãi.
mất thính lực là một trong nhữngrối loạn thường gặp nhất so với các rối loạn khác đang được sàng lọc rộng rãi. Ước tính mỗi năm nước ta có thêm 1,2 triệu trẻ sinh ra tương đương sẽ có 50.000 trẻ bị điếc mới. Trong khi đó, việc phát hiện mất thính lực ở trẻ thường rất muộn, đa phần sau 2 tuổi nên việc điều trị cả điếc và ngôn ngữ đều rất khó khăn.

Thế nào là mất thính lực?

mất thính lực (giảm khả năng nghe hoặc điếc) là một trong những rối loạn thường gặp nhất so với các rối loạn khác đang được sàng lọc rộng rãi như thiếu máu hồng cầu liềm, thiếu men G6PD, phenylketonuria hay suy giáp trạng bẩm sinh... Những trẻ được phát hiện mất thính lực muộn (từ 2 - 3 tuổi) có thể phải gánh chịu những khuyết tật vĩnh viễn, không thể sửa chữa được về khả năng phát âm, phát triển ngôn ngữ và nhận thức so với các trẻ bình thường. Nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, những trẻ này hoàn toàn có khả năng hồi phục.

Làm gì để phát hiện sớm?

Hiện nay, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã áp dụng chương trình sàng lọc đối với tất cả các bé mới sinh, giúp phát hiện sớm và can thiệp kịp thời trong trường hợp bé có bất thường. Chương trình được thực hiện với 2 phương pháp: đo lường âm thanh thoát ra từ ốc tai và đáp ứng âm của cuống não. Cả 2 phương pháp đều có độ chính xác cao, không gây đau đớn và bất kỳ nguy cơ nào cho trẻ sơ sinh. Thời điểm tốt nhất để thử nghiệm sàng lọc ít nhất phải sau 24 tiếng sau sinh, chờ tai trẻ khô hẳn và trước khi trẻ ra viện. Nếu trẻ vượt qua được thử nghiệm ngay lần đầu, có nghĩa là khả năng thính lực của trẻ là bình thường. Nếu không vượt qua, thử nghiệm sẽ được làm lại sau một tháng và có thể sẽ được khuyến cáo chuyển tới bác sĩ chuyên khoa thính lực làm các thăm dò sâu hơn.

Trẻ nào có nguy cơ mất thính lực?

Trên thực tế, chỉ có khoảng một nửa các trường hợp mất thính lực có thể xác định được nguyên nhân, trong đó nguyên nhân thường gặp nhất là do mắc phải trong quá trình mang thai, sinh đẻ và yếu tố di truyền. Theo đó, một số trẻ có nguy cơ mất thính lực cao hơn những trẻ khác khi trẻ đẻ non hoặc sinh nhẹ cân, có các dấu hiệu suy hô hấp sau đẻ, phải thông khí hỗ trợ kéo dài; trẻ bị vàng da, viêm màng não; chỉ số Apgar sau đẻ thấp; trẻ bị bất thường cấu trúc ở đầu, mặt, cấu trúc bất thường của tai ngoài và tai giữa...; khi những bà mẹ mắc một số bệnh lý trong lúc mang thai: giang mai, rubella, herpes... hoặc các bà mẹ tiếp xúc hay sử dụng các Thu*c kháng sinh, hoá chất độc hại; tiền sử gia đình có người mất thính lực.

Tuy nhiên, ngay cả những trẻ không có các yếu tố nguy cơ này, vẫn có khả năng mất thính lực, vì cần thực hiện sàng lọc mất thính lực cho mọi trẻ sơ sinh trước khi ra viện về nhà.

Bác sĩ BÙI THỊ
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phat-hien-som-mat-thinh-luc-o-tre-21797.html)
Từ khóa: mất thính lực

Chủ đề liên quan:

mất thính lực

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Khi bạn bắt đầu mất đi một số thính giác, bạn không chỉ mất âm thanh: bộ não của bạn đang thay đổi, không thể điều trị trở về như lúc chưa bị mất thính lực.
  • Làm thế nào để bạn động viên những bệnh nhân “ngoan cố” không chịu đeo máy nghe của họ một cách thường xuyên? Bạn nói với họ những gì?
  • Các nhà nghiên cứu Mỹ đã so sánh kết quả phẫu thuật cho hơn 1,4 triệu bệnh nhân từ năm 2007 - 2011 và phát hiện ra rằng...
  • Ho gà ở tuổi thơ có thể để lại hậu quả lâu dài, một nghiên cứu mới đây tại Đan Mạch đã mô tả ho gà, một loại ho kéo dài là mối nguy cơ sẽ phát triển thành động kinh.
  • Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y học Mỹ (The American Journal of Medicine) phát hành vào tháng 12 năm 2013 đã chỉ ra rằng, trọng lượng cơ thể quá lớn và vòng eo quá cỡ có thể là yếu tố liên quan đến khả năng bị mất thính giác,
  • Máy nghe giúp nghe tốt hơn, đem tới cho bạn một cuộc sống tốt hơn. Đồng thời, máy nghe có thể giúp kéo dài cuộc sống của bạn.
  • Gần đây Hoàng thấy ù tai, sức nghe kém và mấy ngày nay gần như bị điếc đặc. Anh đi khám bệnh tại phòng khám tai mũi họng thì mới biết là mình bị điếc đột ngột do dùng Thuốc nhỏ tai.
  • Viêm tai chũm mạn tính khó tự khỏi, thường đưa tới các đợt hồi viêm, xuất ngoại. Tuy hiếm nhưng có thể gây các biến chứng như: liệt mặt, viêm mê nhĩ, viêm màng não, áp-xe não hay viêm tĩnh mạch bên ...
  • Oxy già là dung dịch sát khuẩn đại trà. Tuy nhiên, ít người biết chúng có thể khiến vết thương khó lành và để lại sẹo.
  • Biết được những nguyên nhân này, chúng ta có thể phòng tránh hoặc có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, giúp giữ gìn thính lực.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY