Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Phát hiện tiềm năng của cỏ lau xâm lấn trong chăm sóc sức khỏe

Nhiên cứu của Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Đăng Xuân tại Đại học Hiroshima lần đầu tiên tìm thấy tiềm năng mới trong cây cỏ lau xâm lấn gồm chống oxy hóa, ức chế enzyme tyrosinase và tế bào ung thư.

Nhóm nghiên cứu của phó giáo sư, tiến sỹ trần đăng xuân tại đại học hiroshima, nhật bản, mới đây đã công bố công trình nghiên cứu cho thấy tiềm năng ứng dụng của loài cỏ lau xâm lấn trong lĩnh vực làm đẹp, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe.

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, công trình nghiên cứu của Phó giáo sư Trần Đăng Xuân và cộng sự đã được đăng ngày 31/12/2020 trên tạp chí Plants thuộc Nhà xuất bản MDPI.

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên tìm thấy tiềm năng mới trong cây cỏ lau xâm lấn (tên khoa học andropongon virginicus), bao gồm chống oxy hóa, ức chế enzyme tyrosinase và tế bào ung thư.

Để tìm ra các đặc điểm sinh học của loài cây này, nhóm nghiên cứu đã ứng dụng nhiều phương pháp tách chiết công nghệ cao và phát hiện nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe.

Chất phenolic có chức năng chống oxy hóa, chất rutin giúp tăng cường sức bền, axit palmitic có tác dụng tạo lớp màng bảo vệ da, phytol là tiền chất sản xuất vitamin E và K1. Đặc biệt, hợp chất etyl axetat giúp ức chế tế bào ung thư K562 có nguồn gốc từ bệnh bạch cầu tủy mãn tính.

Chia sẻ với phóng viên ttxvn, phó giáo sư trần đăng xuân cho biết cỏ lau được xếp vào loài cây cỏ dại xâm lấn đất nông nghiệp. kết quả nghiên cứu lần này cho thấy đây là thực vật tự nhiên có tiềm năng trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ sức khỏe.

Ngoài ra, công trình nghiên cứu này cũng có ý nghĩa trong việc khai thác tiềm năng từ các hợp chất quý trong các cây xâm lấn tại việt nam, đặc biệt các hợp chất có khả năng ức chế tế bào ung thư.

Các hợp chất được phát hiện trong cỏ lau xấm lấn sẽ mở đường cho việc phát triển các Thu*c chữa trị ung thư có tiềm năng từ hợp chất thiên nhiên.

Phó giáo sư trần đăng xuân cho biết nhóm nghiên cứu của ông cũng đang kết hợp với các nhà khoa học việt nam, như viện dược liệu thuộc bộ y tế, để khai thác tiềm năng các cây dược liệu quý của việt nam trong chữa trị bệnh cho người việt nam.

Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Đăng Xuân là nhà khoa học người Việt đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Hiện ông hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu về nhân giống cây trồng, bộ gene, khoa học cỏ dại, sản xuất nông nghiệp bền vững, hóa học hữu cơ, hóa học phân tích, năng lượng sinh khối./.

Đức Thịnh (TTXVN/Vietnam+)

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/phat-hien-tiem-nang-cua-co-lau-xam-lan-trong-cham-soc-suc-khoe)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Chào Mangyte. Tôi là người Đức gốc Việt. Nay tôi 67 tuổi muốn về Việt Nam sống vào thời gian cuối cùng của cuộc đời. Tôi muốn hỏi, nếu tôi mang quốc tịch Đức, thì tôi có được vào sống trong nhà dưỡng lão ORIHOME không? Tôi phải trả một tháng bao nhiêu? Mong nhận được sự giúp đỡ của Mangyte. (Phạm Văn Thi)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY