Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Phát hiện virus SARS-CoV-2 trong tinh dịch bệnh nhân nam

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây báo cáo phát hiện virus SARS-CoV-2 trong tinh dịch của các bệnh nhân nam và kêu gọi nghiên cứu sâu hơn về khả năng virus lây lan qua đường T*nh d*c. Đây là kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học JAMA Network Open hôm 7/5.

COVID-19 có thể lây lan qua các giọt bắn từ hệ hô hấp hoặc thông qua tiếp xúc. Virus gây bệnh đã từng được phát hiện trong phân, nước tiểu và nước bọt của bệnh nhân. Để kiểm tra xem virus có xuất hiện trong tinh dịch của bệnh nhân hay không, các bác sĩ tại Bệnh viện thành phố Thương Khâu (Shangqiu) thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã tiến hành xét nghiệm các mẫu vật từ 38 bệnh nhân nam, độ tuổi từ 15 đến 50. Kết quả cho thấy vật liệu di truyền của virus xuất hiện trong mẫu vật của 6 bệnh nhân, trong đó có 4 người đang ở giai đoạn cấp và 2 người đang phục hồi. Các tác giả cũng lưu ý kết quả này còn hạn chế do số lượng mẫu vật ít và cần nghiên cứu sâu hơn để xác định liệu virus có lây qua đường T*nh d*c hay không. Nếu giả thuyết này được khẳng định, lây nhiễm qua đường T*nh d*c có thể là một phần quan trọng trong công tác ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

COVID-19 hiện vẫn là một căn bệnh còn nhiều bí ẩn vẫn đang được giới khoa học toàn cầu nghiên cứu và tìm cách đẩy lùi. Mỗi tuần trôi qua, danh sách các triệu chứng của dịch bệnh lại nối dài thêm. Từ những triệu chứng ban đầu giống bệnh cúm thông thường như ớn lạnh, đau đầu và sốt, sau 3 tháng xuất hiện và hoành hành, các triệu chứng của COVID-19 cũng mở rộng nhanh chóng với hàng loạt tác động tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể từ não bộ cho tới thận.

Dịch bệnh nguy hiểm này còn có thể khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị quá tải, dẫn tới hội chứng giải phóng ra một lượng lớn cytokine- hay còn gọi là bão cytokine- trong chính mầm bệnh cũng như trên cơ thể vật chủ, một dạng tác dụng phụ của hệ miễn dịch. Giảng viên cao cấp khoa virus học của Đại học Kent Jeremy Rossman lý giải hầu hết virus đều gây bệnh theo hai cách. Virus có phá hủy các mô mà chúng xâm nhập và sao chép tại đó hoặc là gây những những tổn hại theo kiểu kích thích tác dụng phụ của hệ miễn dịch khi cơ thể phản ứng để chiến đấu với bệnh tật.

Các bác sĩ đang nghi ngờ COVID-19 là "thủ phạm" dẫn tới hàng chục ca trẻ nhỏ phải nhập viện tại New York, London và Paris, được chẩn đoán mắc một rối loạn phản ứng viêm hiếm gặp tương tự như hội chứng trên. Rối loạn này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ, tấn công các thành mạch và dẫn tới suy nội tạng.

Hàng chục nghiên cứu y học trong những tuần gần đây cũng nêu những tác động nguy hiểm tiềm tàng của COVID-19 như đột quỵ và tổn thương tim. Các nhà nghiên cứu từ khoa tiết niệu của Trường đại học Y Nam Kinh, Trung Quốc, trong tuần qua công bố báo cáo trên Nature Review, mô tả các bệnh nhân COVID-19 cũng có những biến chứng tiết niệu và tổn thương thận cấp tính. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy "những thay đổi đáng kể" hormone Sinh d*c ở bệnh nhân nam.

Theo một bác sĩ gia đình đã làm việc tại khu trung tâm thủ đô Paris (Pháp) gần 3 thập kỷ qua, ban đầu các bác sĩ được hướng dẫn chú ý những trường hợp có triệu chứng như đau đầu, sốt và ho nhẹ. Sau đó, danh sách này được bổ sung thêm sổ mũi và đau rát họng trước khi thêm các vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày hay tiêu chảy nặng. Tới nay, danh sách tiếp tục được nối dài với những triệu chứng như nhiễm trùng da, vấn đề tiết niệu, đau ngực dữ dội hay mất vị giác và khứu giác.

Nhiều nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra các triệu chứng hiếm gặp ở các bệnh nhân cúm thông thường xuất hiện ở những ca bệnh COVID-19 và thường là do rối loạn đông máu. Các vấn đề về tin, gan, phổi và tổn thương não ở bệnh nhân COVID-19 chủ yếu liên quan tới rối loạn đông máu. Chuyên viên tư vấn về bệnh truyền nhiễm Babak Javid từ Khối bệnh viện đại học Cambridge cho biết một bệnh nhân COVID-19 nặng có thể gặp các dạng rối loạn đông máu và khả năng xuất hiện những rối loạn này ở bệnh nhân COVID-19 cao hơn nhiều so với những bệnh do virus khác. Theo chuyên viên này, so với cúm thông thường thì COVID-19 nhiều khả năng diễn biến nặng hơn và dẫn tới tỷ lệ Tu vong cao hơn.

Lê Ánh (TTXVN)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/the-gioi/phat-hien-virus-sarscov2-trong-tinh-dich-benh-nhan-nam-20200508113258744.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY