Ngắm ngẫm nghĩ hôm nay

Phát huy tốt giá trị di tích làng cổ Đường Lâm

Nhằm mục tiêu đẩy mạnh công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị của quần thể di tích làng cổ ở Đường Lâm giai đoạn 2012-2018, thời gian qua, BQL Di tích và các phòng ban liên quan xã Đường Lâm đã tôn tạo tu bổ nhiều hạng mục:

Khu Lăng mộ vua Ngô Quyền, đình Cam Thịnh, 12 điếm, 10 giếng cổ, 10 nhà cổ, 17 miếu cổ; thiết kế 20 mẫu nhà truyền thống cho người dân tham khảo xây dựng nhà ở tại khu vực di tích; xây dựng sa bàn di tích Làng cổ Đường Lâm tỉ lệ 1/500 để phục vụ du khách tham quan tìm hiểu. Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo di tích và Đề án bảo tồn, phát huy giá trị di tích làng cổ giai đoạn 2014 – 2020, Thị xã Sơn Tây đã cấp phép cho 136 hộ dân xây nhà phù hợp với quy hoạch; đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, các công trình dân sinh, môi trường cảnh quan tại các khu vực bảo vệ di tích Làng cổ Đường Lâm.

BQL Di tích đã tuyên truyền tích cực cho người dân Đường Lâm về công tác bảo tồn, quản lý, phát huy giá trị di tích; tổ chức cuộc thi tìm hiểu về di tích cho 900 học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở. Giới thiệu, đón tiếp và hướng dẫn 80.000 lượt khách tham quan; xây dựng website cập nhập thông tin thường xuyên, làm tốt công tác tuyên truyền, giới thiệu các giá trị di tích làng cổ. Đặc biệt, BQL Di tích đã phối hợp xây dựng mối liên kết phát triển du lịch với Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam, các điểm du lịch huyện Ba Vì, tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Phú Thọ; phối hợp với HHDL các tỉnh, với BQL các di tích, danh thắng của Thái Nguyên, Hà Nội, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Tiền Giang để trao đổi, tọa đàm về công tác quản lý, bảo tồn, khai thác giá trị di tích. Phối hợp với tổ chức JICA (Nhật Bản) mở 20 lớp dạy nghề, 25 lớp tập huấn cho 1.956 đối tượng một số mô hình chuyển đồi cơ cấu kinh tế hiệu quả.

Hiện trong khu vực làng cổ có hơn 100 hộ dân tham gia làm dịch vụ du lịch, bảo tồn phát triển các sản phẩm du lịch truyền thống để phục vụ nhu cầu của du khách, đa dạng hóa các mô hình tham quan trải nghiệm nghề truyền thống, phong tục tập quán, nông nghiệp, tâm linh, tín ngưỡng, giáo dục về truyền thống lịch sử… Thời gian tới Thị xã Sơn Tây sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, cơ quan thực việc điều chỉnh, khoanh vùng khu vực II của di tích; giãn dân trong khu vực di tích giai đoạn 1; xây dựng đề án phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với thương mại, dịch vụ du lịch; tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo nguồn nhân lực địa phương…

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/phat-huy-tot-gia-tri-di-tich-lang-co-duong-lam)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY