Tâm linh hôm nay

Phật thuyết tam chuyển pháp luân kinh

Kinh chuyển pháp luân là bài kinh đầu tiên sau khi đức Phật ngộ đạo dưới cội Bồ-đề, đức Phật nói tại vườn Nai cho anh anh em Kiều Trần Như, người xuất gia hay tại gia đều phải biết bài kinh này để làm hành trang trên đường tu tập nhằm thành tựu đạo giác ngộ, giải thoát ngay trong cuộc sống của mình.

Radio mừng Đức Phật đản sinh: Cảm ơn đời vì được làm con Phật

Lời thưa

Kinh chuyển pháp luân kinh trong tạng càn long có 2 kinh văn (thuộc tiểu thừa kinh, a hàm bộ 7, tập 55). bao gồm, kinh phật chuyển pháp luân kinh[1], (trang 310) và một bản kinh tiếp ngay sau đó (trang 312) với tựa kinh phật thuyết tam chuyển pháp luân kinh. kinh đề cập nội dung phật thuyết giảng cho 5 vị tỳ kheo (bí sô) về lợi lạc khi tu tập tứ thánh đế.

Trong quá trình dịch một số thuật ngữ phật học thông dụng như “phật thuyết tam chuyển pháp luân kinh”, “bí sô”,“như lý tác ý”, người dịch để nguyên văn (dịch nôm). về cấu trúc ngữ pháp, người dịch cố gắng chuyển ngữ theo cách viết của người việt nam.

Kinh có nội dung xoay quanh việc Phật thuyết pháp cho 5 vị tỳ kheo tầm quan trọng khi thực hành giáo lý Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế giúp người tu tập có được cái nhìn hiểu biết, sáng suốt, giác ngộ. Người tu tập Tứ Diệu Đế dứt bỏ phiền não, tâm được giải thoát đạt đến trạng an lạc. Tu tập Tứ Diệu Đế giúp xã hội có thêm nhiều người tốt và người xấu ít đi.

Ngày nay, khi chính phủ đang nỗ lực xây dựng một xã hội văn hóa, một gia đình văn hóa có những ứng xử chuẩn mực. lời dạy của phật trong kinh phật thuyết tam chuyển pháp luân kinh là kinh văn giúp cho những người làm công tác quản lý tôn giáo, những vị thầy tu theo đạo phật có cơ sở để ứng dụng hơn nữa việc thực hành giáo lý nhà phật trong cộng đồng xã hội nói chung, cộng đồng phật tử nói riêng, để đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Bến Tre, mùa Phật đản năm 2020.

Hoàng Phước Đại – Đồng An.

PHẬT THUYẾT TAM CHUYỂN PHÁP LUÂN KINH

Hán dịch: Đời Đường, Tam tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh.

Dịch Việt: Hoàng Phước Đại – Đồng An.

Tôi nghe như vầy:

Một thời Bạc Già Phạm trong vườn Lộc Dã tại xứ Ba La Nại, nơi các vị tiên và người đang cư trú. Lúc này, Thế Tôn bảo năm vị bí sô:

Này các bí sô, đây là Khổ Thánh Đế, nghe theo Pháp này, các vị như lý tác ý thì phát sinh được cái nhìn trí tuệ giác ngộ sáng suốt.

Này các bí sô, đây là Khổ Tập, Khổ Diệt, con đường Diệt Khổ, nghe theo Pháp này, các vị như lý tác ý thì phát sinh được cái nhìn trí tuệ giác ngộ sáng suốt.

Này các bí sô, với  Khổ Thánh Đế, được hiểu, được biết, các vị như lý tác ý  thì phát sinh được cái nhìn trí tuệ giác ngộ sáng suốt.

Này các bí sô, với pháp Khổ Tập Thánh Đế, được hiểu, có khả năng được diệt trừ đoạn diệt, nghe theo Pháp này, các vị như lý tác thì phát sinh được cái nhìn trí tuệ giác ngộ.

Này các bí sô, với Pháp Khổ Diệt Thánh Đế  được thông tỏ, được minh chứng, nghe theo Pháp này, các vị như lý tác ý thì phát sinh được cái nhìn trí tuệ giác ngộ.

Này các bí sô, với Pháp Đạo Thánh Đế diệt khổ, được thông tỏ, được tu tập, nghe theo Pháp này, các vị như lý tác ý thì phát sinh được cái nhìn trí tuệ giác ngộ.

Này các bí sô, với Pháp Khổ Thánh Đế được hiểu, đã được biết, nghe theo Pháp này, các vị như lý tác ý thì phát sinh được cái nhìn trí tuệ giác ngộ.

Đức Phật đản sinh vào ngày nào?

Này các bí sô, với pháp Khổ Tập Thánh Đế, được hiểu, có thể đoạn diệt, nghe theo Pháp này, các vị như lý tác ý thì phát sinh được cái nhìn trí tuệ giác ngộ.

Này các bí sô, với Pháp Khổ Diệt Thánh Đế, được hiểu, được chứng, nghe theo Pháp này, các vị như lý tác ý thì phát sinh được cái nhìn trí tuệ giác ngộ.

Này các bí sô, với Pháp Đạo Thánh Đế diệt khổ được thấu đạt, như đã tu, nghe theo Pháp này, các vị như lý tác ý thì phát sinh được cái nhìn trí tuệ giác ngộ.

Này các bí sô, với Pháp Tứ Thánh Đế này, chưa hiểu rõ ba chuyển[2], mười hai hành tướng, thì cái nhìn trí tuệ giác ngộ sáng suốt không phát sanh. Ta  với chư Thiên, Ma, Phạm, sa môn, bà la môn, tất cả thế gian, không thể dứt bỏ phiền não, tâm đắc giải thoát, chứng đắc Vô thượng Bồ-đề.

Này các bí sô, với Pháp Tứ Thánh Đế này, đã thấu rõ ba chuyển, mười hai hành tướng, thì cái nhìn trí tuệ giác ngộ sáng suốt phát sanh, Ta đối với chư Thiên, ma, Phạm, sa môn, bà la môn, tất cả thế gian, đã dứt bỏ phiền não, tâm được giải thoát, mới chứng đắc Vô thượng Bồ Đề.

Đức Phật là thầy của trời người

Lúc Thế Tôn thuyết pháp này, cụ thọ Kiều Trần Như và tám vạn chư Thiên đều xa lìa mọi ô nhiễm của trần thế mà đạt được cái nhìn thanh tịnh.

Đức nói Kiều Trần Như:

Thầy đã thông tỏ pháp này chưa?

Đáp: Con đã thấu đạt, Bạch Thế Tôn.

Thầy đã thông tỏ pháp này chưa?

Đáp: Con đã thấu đạt, Bạch Thiện Thệ,

Do Kiều Trần Như đã lãnh hội thấu đạt pháp ấy nên có tên là A Nhã Kiều Trần Như.

Khi ấy vị thần Dược xoa cư trú ở đất ấy nghe Đức Phật thuyết pháp xong, liền lớn tiếng gọi to, bảo với người, trời: Quý vị nên biết, Đức Phật ở trong vườn Lộc Dã tại nước Ba La Nại, nơi các vị tiên và người đang cư trú, đang giảng thuyết rộng ba chuyển, mười hai hành tướng pháp luân. Pháp này có thể làm cho Thiên, nhân, ma, Phạm, sa môn, bà la môn, tất cả thế gian đều được lợi ích lớn, làm cho những vị đồng phạm hạnh mau đạt đến Niết Bàn an ổn, Trời, người phồn thịnh, a tu la suy giảm.

Do thần Dược xoa ấy bày tỏ như vậy, nên trên hư không chúng chư Thiên, Tứ đại Thiên vương đều nghe biết. Như thế, chỉ trong khoảng sát na, tin này cũng được truyền đến Lục dục thiên; trong khoảnh khắc tin này truyền lên khắp cõi Phạm thiên. Phạm chúng được nghe rồi lại truyền rộng ra như trước. Nhân đó kinh này tên là Ba Lần Chuyển Pháp Luân.

Bấy giờ năm vị vị bí sô cùng người và chư Thiên, nghe lời Phật dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

Chú thích: 

[1].https://phatgiao.org.vn/kinh-chuyen-phap-luan-tu-ban-khac-go-can-long-d29648.html

[2].Tam chuyển pháp luân gồn có ba phần đó là thị chuyển, khuyến chuyển và chứng chuyển.

Thị chuyển: Đức Phật chỉ rõ thực tướng của đời sống là khổ, nói rõ nguyên nhân dẫn đến khổ, phải dứt nguyên nhân gây khổ đó và biện pháp dứt khổ, gọi là thị chuyển

Khuyến chuyển: Khuyến khích lệ người tu phải nhận ra nguyên nhân khổ, phải dứt trừ nguyên nhân và biện pháp dứt khổ, gọi là khuyến chuyển.

Chứng chuyển: Bản thân đức Phật kinh nghiệm tu tập để thuyết phục chúng sanh nổ lực hành trì theo những gì đức Phật đã làm, đây gọi là chứng chuyển.

Hoàng Phước Đại

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/phat-thuyet-tam-chuyen-phap-luan-kinh-d41449.html)

Tin cùng nội dung

  • Không chỉ ngày sinh, mà năm sinh thật của Đức Phật cũng là yếu tố còn nhiều tồn nghi. Có rất nhiều giả thiết về năm mà ngài hiển thế được ghi trong các tư liệu, mà sự chênh lệch lên tới 4 thế kỷ.
  • Các kinh sách Phật giáo không ghi rõ ngày sinh của Đức Phật Thích ca mà chỉ chép lại Đức Phật đản sinh trong một ngày trăng tròn tháng Vesaka theo lịch Ấn Độ.
  • Sự thành công vĩ đại của Phật cho chúng ta một niềm tin tuyệt đối, vào khả năng siêu việt của con người. Con người không còn tin tưởng mù quáng vào thần quyền mà tin chắc rằng mình có thể tu hành giải thoát và thành Phật như Đức Thích-ca và chư Phật đã thành.
  • Nội dung bài kinh Chuyển Pháp luân chứa đựng những nguyên lý chính yếu và quan trọng nhất của Phật giáo. Trong bài Pháp đầu tiên này, Đức Phật truyền giảng con đường gọi là Trung Đạo mà Ngài đã chứng ngộ.
  • Đức Phật Giáng sinh nơi nhân gian là một sự kiện có thật trong lịch sử nhân loại. Hơn hai nghìn năm qua, ánh sáng mà Đấng Giác Ngộ mang đến vẫn tiếp tục chiếu rọi cho bao mê lầm được gột rửa, cho bao tà kiến được quay về nẻo chính, cho bao cuộc đời đau khổ đi đến hạnh phúc, giác ngộ.
  • Phật tử Hoàng Phước Đại, Pháp danh Đồng An, xin gửi đến quý Phật tử bản Chuyển Pháp Luân Kinh, được dịch từ bản khắc gỗ Càn Long (Tiểu Thừa Kinh, A Hàm bộ 7, tập 55, 小乘經, 阿含部七第55册).
  • Trong đêm hội mừng Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc, 65.000 ngọn nến đã được thắp lên sáng rực, đẹp lung linh tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam để cầu nguyện cho thế giới hoà bình, chúng sinh an lạc, quốc thái dân an.
  • (MangYTe) Những nhân duyên hội tụ để Đức Phật đản sinh luôn là chủ đề khiến chúng ta không khỏi tò mò vì không biết vì sao Người có quyền lựa chọn nhưng lại chọn tái sinh trong gia đình, dòng họ, dòng tộc, đất nước nào đó.
  • (MangYTe) Trong các tài liệu kinh Phật Nam truyền hay Bắc truyền đều có ghi chép về tướng tốt của Đức Phật. Đó là những nét tướng xuất hiện từ khi Đức Phật mới đản sinh, góp phần tạo nên sự toàn diện ở Ngài, chẳng những trí tuệ và đức hạnh khiến bao người nghiêng mình kính nể mà ngay hình thái nhân tướng học cũng sớm được định đoạt là quý nhân quý tướng.
  • (MangYTe) Ngày rằm tháng 4 chính là ngày Đức Phật đản sinh, đây là 1 sự kiện thiêng liêng và hy hữu, khi mà có nhiều điềm báo cát tường xuất hiện, báo hiệu về sự ra đời của 1 con người vĩ đại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY