Tâm linh hôm nay

Phỉ báng Như Lai

Thời Thế Tôn còn tại thế, trong quá trình du phương hoằng hóa, thi thoảng Ngài cũng gặp phải sự chống báng của tà kiến ngoại đạo. Khi Thế Tôn diệt độ, trải qua hơn 26 thế kỷ lưu truyền, giáo pháp của Ngài cũng gặp không ít sự chỉ trích, phê phán của những người có quan điểm bất đồng. Nhưng đó là chuyện rất bình thường ở thế gian này.

Có một chuyện khác thường, không phải bây giờ mới xảy ra, từ thời Thế Tôn đã “có hai hạng người này ở trong chúng Như Lai mà lại khởi lên sự phỉ báng”. Nhất là, khi hậu thế ở cách Phật lâu xa thì sự phỉ báng càng nặng nề thêm. Dẫu không ai cố ý làm việc này, nhất là hàng Thích tử nhưng do vô minh, do tự ngã, do sơ suất, do… nhiều nhân duyên mà thành ra phỉ báng Như Lai.


“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Có hai hạng người này ở trong chúng Như Lai mà lại khởi lên sự phỉ báng. Thế nào là hai người? Là pháp sai nói là pháp đúng; nói pháp đúng là pháp sai. Đó là hai người phỉ báng Như Lai.

Lại có hai người không phỉ báng Như Lai. Thế nào là hai? Nghĩa là pháp sai (phi pháp) nói là pháp sai, pháp đúng (chân pháp) nói là pháp đúng. Đó là hai người không phỉ báng Như Lai. Thế nên, các Tỳ-kheo, pháp sai hãy nói là pháp sai, pháp đúng hãy nói là pháp đúng. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Tàm quý, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.295)


Mong rằng, Giáo hội cũng như các vị tôn túc có trách nhiệm trong ngành hoằng pháp kịp thời chấn chỉnh, ngăn chặn biến tướng này. Hãy nêu cao chính kiến và tinh thần vô úy của vị sứ giả Như Lai, “Pháp sai hãy nói là pháp sai, pháp đúng hãy nói là pháp đúng” để Phật pháp được trường tồn, chúng sinh an lạc.

Quảng Tánh
Nguồn: http://giacngo.vn/phathoc/luockhao/2015/09/17/3BF60B/

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/phi-bang-nhu-lai-d19578.html)
Từ khóa: Như Lai

Chủ đề liên quan:

Như Lai

Tin cùng nội dung

  • Này các đệ tử, nếu có ai xúc phạm, thương tổn thân thể các vị, các vị nên kiềm chế tâm mình, đừng để lửa sân hận thiêu đốt. Lại phải giữ lời ăn, tiếng nói, đừng buông lời ác độc để trả đũa ai.
  • Này Ananda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nào thành tựu Chính pháp và Tùy pháp, sống chân chính trong Chính pháp, hành trì đúng Chính pháp, thời người ấy kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường Như Lai với sự cúng dường tối thượng. (Đại Bát Niết Bàn – Trường Bộ Kinh)
  • Phật pháp là dòng chảy linh động nên không bị bế tắc và hạn cuộc trong bất cứ khuôn khổ nào. Vì vậy, giáo pháp của đức Phật hoằng truyền làm cho mạng mạch Phật pháp được sống mãi ở thế gian.
  • Trong giáo lý đạo Phật thường có những từ đi kèm với nhau để chỉ hoàn cảnh diễn biến và sau đó là kết quả của sự tu hành trên lộ trình giác ngộ - giải thoát như: giải thoát giới, giải thoát nghiệp, giải thoát tri kiến, giải thoát ma chướng, giải thoát luân hồi khổ đau, cuối cùng là giải thoát sanh tử.
  • Đạo Phật có mặt tại Việt Nam, với chiều sâu và bề dày lịch sử hơn 20 thế kỷ, đã cùng với dân tộc phấn đấu giành quyền cho một nước Việt Nam tự chủ, độc lập; đã gây dựng nên một nếp sống dân phong quốc tục đẹp, làm vẻ vang cho nòi giống Việt.
  • Tin Phật chân thật có lợi ích chăng? Những lợi ích đó là gì? Làm sao biết ai đó có lòng tin chân thật?”. Đó là những vấn đề mà bài kết tập này tập trung khai triển từ những lời dạy của Đức Phật trong kinh tạng Nikàya (Pali) và Hán tạng giúp cách nhìn tổng quan về niềm tin vào Đức Phật.
  • Theo phân kỳ lịch sử Phật giáo, hiện ta đang sống ở thời kỳ Mạt pháp nói chung, nhưng phân kỳ nhỏ hơn thì thời điểm này, đang là thời kỳ Mạt thượng pháp (2.500 - 2.600) thời kỳ tiếp theo là Mạt trung pháp (2.600 - 2.700) và thời kỳ Mạt hạ pháp (2.700 - 2.800).
  • Ta phải thức dậy và ta phải nuôi dưỡng thân tâm ta bằng trí tuệ toàn giác mỗi ngày, để mỗi ngày ta đều đi và sống ở trong tỉnh thức. Ta phải thức dậy và ta nguyện cho tất cả chúng sinh cũng đều được thức dậy, sống và đi ở trong tỉnh thức mỗi ngày, để mỗi ngày Trái đất đều chuyển động trong sự bình an, để tự thân con người của mỗi chúng ta đều nhận ra nhau là anh em của sự sống và cùng nắm tay nhau yêu mến và cùng nhau bảo vệ sự sống cho mọi loài.
  • Sắc, tâm, các duyên và các tâm sở, các pháp sở duyên, đều duy tâm tính biến hiện. Thân ông, tâm ông đều là những vật hiện ra trong tâm tính. Làm sao các ông lại bỏ mất tâm tính quý báu ấy, nhận cái mê trong ngộ.
  • Đức Phật là bậc Thầy vĩ đại của Trời và người. Trong kinh có kể, Ngài thường hóa thân lên các cõi trời thuyết giáo cho chư Thiên. Trong pháp hội của Ngài ở thế gian, giữa chúng Tỳ kheo và cư sĩ, thường có chư Thiên hiện diện để bảo hộ Ngài và cùng nghe pháp.