Tây phương tam thánh thì cóđức phật a di đà ở cõi tây phương cực lạc với hai vị thị giả là quán thế âm bồ tát và đại thế chí bồ tát. còn phật thích ca tam tông thì có phổ hiền bồ tát hầu bên trái đức phật và văn thù sư lợi bồ tát hầu bên phải. chúng ta cũng thấy tượng phổ hiền bồ tát cưỡi voi trắng sáu ngà, hay tay chắp lại.
Bồ tát không sống riêng cho mình mà sống cho người khác. họ phục vụ với tinh thần vị tha. các ngài không ham muốn, không bám víu vào danh thơm tiếng tốt. các ngài thì chỉ chú trọng đến việc làm, đến sự phục vụ. chẳng màng được tiếng khen, không sợ bị chê trách. bồ tát thản nhiên trước lời tán dương hay khiển trách. họ quên mình trong khi phục vụ kẻ khác, có khi hy sinh đến cả mạng sống để cứu chúng sinh khỏi ch*t. họ thực hành tâm bi (karunã) và tâm từ (metta) đến mức cao độ. bồ tát chỉ mong sự tốt đẹp và an lành cho thế gian. các ngài thương tất cả chúng sinh như bà tử mẫu thương đứa con duy nhất của bà. chúng ta thương con cái của chúng ta vì chúng là con của chúng ta, có nghĩa là tình thương của chúng ta có điều kiện bởi vì nếu con cái của người khác thì chưa chắc chúng ta thương nó. còn bồ tát thì tình thương của họ là tình thương vô điều kiện, có nghĩa là đối với tất cả chúng sinh họ đều thương xót như nhau. họ thực hiện tánh cách bình đẳng giữa họ và tất cả chúng sinh (para atma samata) cũng như đặt mình trong kẻ khác (para atma parivartna).
khi phổ hiền bồ tát chưa xuất gia học đạo, thì ngài là con thứ tư của vua vô trách nhiệm, có tên là năng đà nô. nhờ phụ vương khuyên bảo, nên thái tử phát tâm cúng dường phật bảo tạng và thưa với phật rằng: ”bạch đức thế tôn! nay con có món công đức cúng dường ngài và đại chúng trong ba tháng, xin hồi hướng về đạo vô thượng chánh giác, nguyện phát tâm bồ đề, tu hạnh bồ tát mà giáo hóa mọi loài chúng sanh, đặng thành phật đạo và nguyện đặng cõi phật rất thanh tịnh trang nghiêm, bao nhiêu những sự tốt đẹp và sự giáo hóa chúng sanh đều y như thế giới của phổ hiền bồ tát vậy”. đức bảo tạng như lai liền thọ ký rằng:”hay thay! hay thay! ngươi phát thệ nguyện rộng lớn, muốn độ hết thảy chúng sanh đều thành phật đạo. trong khi tu bồ tát đạo, dùng trí kim cang mà phá nát các núi phiền não của mọi loài chúng sinh. vì vậy, nên ta đặt hiệu ngươi là: kim cang trí huệ quang minh công đức, trải hằng hà sa kiếp làm nhiều phật sự rất lớn, rồi đến thế giới bất huyền ở phương đông mà thành phật, hiệu là phổ hiền bồ tát”.
phổ hiền bồ tát tượng trưng cho chân lý, còn văn thù bồ tát tượng trưng cho chân trí, lý trí dung thông. ngài tượng trưng cho tam muội, còn văn thù bồ tát tượng trưng cho bát nhã. ngài tượng trưng cho hạnh, còn văn thù bồ tát tượng trưng cho giải. ngài tượng trưng cho từ bi, còn văn thù bồ tát tượng trưng cho trí tuệ. do đó, đức phật dùng chân trí thâm đạt chân lý hoặc dùng bi, trí viên mãn cho nên hai ngài thường có mặt bên trái, bên phải đức phật.
chúng ta thường thấy tượng phổ hiền bồ tát ngồi trên voi trắng sáu ngà có nghĩa là ngài dùng đại hạnh hóa độ chúng sinh, đưa họ từ bờ mê đến bến giác. con voi sáu ngà là tượng trưng cho lục độ: bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định, trí huệ. ngài chèo thuyền lục độ để cứu vớt chúng sinh đang chìm đắm trong bể khổ. mặc dù bể khổ thì rộng lớn mênh mông còn chúng sinh thì vô lượng, nhưng ngài vẫn không ngại nhọc nhằn tiếp tục cứu vớt chúng sanh kiếp nầy sang kiếp khác. với chiếc chèo bố thí, cánh buồm tinh tấn, mục tiêu thiền định, tay lái trí tuệ, ngài luôn luôn kiên nhẫn tiến tới mà chẳng ngại sóng gió để cứu giúp chúng sinh.
thấy phổ hiền bồ tát là thấy chân lý do đó chúng ta phải tránh xa mọi ảo vọng để trở về với chân lý. gạt bỏ mọi vô minh, đừng lấy chân làm giả mà hãy dùng trí tuệ mà nhìn thẳng vào chân lý để được giác ngộ như chư phật. chúng ta phải noi theo 10 hạnh nguyện lớn của ngài để diệt tan mọi ích kỷ hẹp hòi. mười hạnh nguyện của ngài là:
Phổ Hiền Bồ Tát sau khi mạng chung, sinh ra các thân khác và các đời khác. Nhưng kiếp nào cũng nhờ lời thệ nguyện mà chăm làm các việc Phật sự và hóa độ chúng sinh đặng cầu cho mau viên mãn những điều mà ngài đã ao ước. Bởi vì có lòng tu hành tinh tấn như vậy, nên nay ngài đã thành Phật, ở cõi Bất Huyền và hóa thân vô số ở trong các thế giới mà giáo hóa chúng sinh.