Thời cổ đại đàn ông tam thê tứ thiếp là điều bình thường, nhưng đối với phò mã, dù chỉ lấy thêm một người thiếp cũng là chuyện khó như lên trời.
Thời cổ đại, sinh ra trong hoàng tộc, bản thân có thể hưởng hết mọi loại vinh hoa phú quý trên đời. Chính vì vậy, không ít người ao ước, mộng tưởng được gia nhập vào hoàng tộc, trở thành một bộ phận của nơi đây.
Thực tế, luôn có những chàng trai trẻ mong cưới được công chúa, để nửa đời sau không còn ưu sầu vì tiền. Chẳng qua là, hưởng vinh hoa phú quý cũng không phải là dễ dàng. Thời cổ đại đàn ông tam thê tứ thiếp là điều bình thường, nhưng đối với phò mã, dù chỉ lấy thêm một người thiếp cũng là chuyện khó như lên trời. Tại sao lại như vậy? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
Căn cứ vào ghi chép thời xưa, hôn nhân của công chúa đa số đều là hôn nhân chính trị, chính bản thân công chúa cũng là một quân cờ do vua cha điều khiển. phò mã là người hoàng đế tự mình chọn, phải qua nhiều tầng kiểm tra, khảo sát.
Mặc dù công chúa và phò mã kết làm phu thê, nhưng địa vị hai người nhìn chung vẫn cực kỳ bất bình đẳng, vì công chúa mang huyết thống hoàng tộc thực sự - là quân, còn phò mã suy cho cùng vẫn chỉ là thần.
Minh sử có chép lại, phò mã một ngày phải vấn an công chúa 4 lần, lúc ăn cơm phải đứng một bên hầu hạ, muốn sinh hoạt vợ chồng phải được phê chuẩn.
Nhiều quy tắc như vậy, phò mã buộc phải tuân theo, muốn cưới thêm thiếp thật lại vô cùng khó khăn. chỉ cần công chúa không đồng ý, phò mã tuyệt đối không được làm càn, nếu như dám len lén có đối tượng ở ngoài, hậu quả thảm khốc khó tưởng tượng nổi.
Tân đường thư - liệt truyện thứ tám có viết, nghi thành công chúa, con gái đường trung tông được gả cho phò mã bùi tốn. sau khi hai người kết thành phu thê, bùi tốn có nạp một tiểu thiếp xinh đẹp như hoa, khiến nghi thành công chúa cực kỳ tức giận.
Hàng ngày thấy phò mã yêu thương nàng thiếp liễu yếu đào tơ, nghi thành công chúa nuốt không trôi cục tức bèn hạ lệnh cắt trụi búi tóc của bùi tốn sau đó đem tiểu thiếp ra hành hạ.
Nàng tiểu thiếp đáng thương bị cắt tai, cắt mũi, lột da bộ phận nhạy cảm ném lên mặt của phò mã bùi tốn, khiến người đời khiếp sợ.
Có thể nói, thủ đoạn của nghi thành công chúa rất hung tàn, quyết liệt. tuy rằng cuối cùng công chúa bị ngự sử buộc tội, phải giáng cấp nhưng bùi tốn cũng bị liên lụy, giảm chức quan.
Thêm một ví dụ nữa về việc phò mã dù có muốn cũng không dám lấy thêm thiếp là ở thời nhà thanh. cố luân hòa hiếu công chúa, con gái của càn long và phò mã phong thân ân đức kết thành một đôi theo đúng ý chỉ của hoàng đế.
Sau khi kết hôn, tình cảm vợ chồng khá hòa hợp, hai người có một con trai nhưng không may mất sớm, từ đó cố luân hòa hiếu công chúa cũng không thể mang thai được nữa.
Để kéo dài hương hỏa cho nhà chồng, công chúa nhiều lần khuyên bảo phò mã phong thân ân đức cưới thêm thiếp. ban đầu, phong thân ân đức vô cùng sợ hãi vì tưởng công chúa đang thăm dò mình, nếu chàng gật đầu đồng ý thì sẽ rơi vào cảnh vạn kiếp bất phục, liên lụy cả gia đình.
Mãi về sau, khi hiểu được thâm tình của công chúa, phò mã mới dám nạp thiếp, thế nhưng cũng chẳng dám sủng ái, chỉ làm đúng trách nhiệm của mình.
Theo Danviet
Theo kienthuc.trithuccuocsong.vn
Link bài gốc
Lấy linkĐóng
http://kienthuc.trithuccuocsong.vn/kho-tri-thuc/pho-ma-ngu-voi-vo-phai-cho-phe-chuan-5565123.html