"Độc ý tư mưu Thanh thất mộng, tham tâm ký vọng Nhật nhân khang.
Điên lai phúc khứ trì trung nguyệt, nhất giới bình dân phản cố hương"
Dịch nghĩa:
"Một mình ấp ủ giấc mơ khôi phục nhà Thanh, tham lam mà gửi gắm nhầm vào người Nhật.
Loanh quanh một hồi vẫn chỉ như trăng trong nước, nay áo vải bình dân quay về quê cũ."
Đây là câu thơ trong tác phẩm "Cô nhân mộng" (Tân vận) viết về vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh – Ái Tân Giác La Phổ Nghi.
Chỉ bằng những câu chữ đơn giản, súc tích, bài thơ đã khắc họa rõ nét cuộc đời bấp bênh, sóng gió của Phổ Nghi.
Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, thân là vị Hoàng đế cuối cùng của triều đại, Phổ Nghi đã sống cuộc đời bấp bênh, lưu lạc, không thể làm theo ý mình, quả thực khiến người ta phải xót xa.
Những năm cuối đời, Phổ Nghi cùng vợ mình quay lại thăm Cố cung.
Tại đó ông tình cờ gặp một người đàn ông, vừa thấy người này Phổ Nghi đã hoảng sợ đến mức mặt mày biến sắc, song người kia chỉ cười rồi bảo: "Yên tâm, tôi không giết cậu đâu."
Người này là ai mà có thể khiến vị hoàng đế hết thời của nhà thanh sợ hãi đến vậy? người này chính là người đã khiến phổ nghi "mặt mày xám xịt" rời khỏi tử cấm thành – lộc chung lân.
Phổ Nghi thăm lại Cố cung.
Cuộc đời chìm nổi của Phổ Nghi
Năm Quang Tự thứ 34 (tức năm 1908), vua Quang Tự bệnh nặng không khỏi, Từ Hi Thái hậu đón Phổ Nghi khi ấy mới chỉ 2 tuổi vào cung nuôi dưỡng làm người kế vị.
Ngày 14 tháng 11 năm ấy, vua Quang Tự băng hà, Từ Hi Thái hậu tuyên bố Phổ Nghi trở thành Hoàng đế kế vị chính thức.
Sau đó, ngay ngày hôm sau Từ Hi cũng qua đời. Kể từ đó, Phổ Nghi khi ấy từ một đứa trẻ chưa hiểu sự đời bỗng chốc trở thành vua của một nước.
Năm 1912, Long Dụ Hoàng Thái hậu thay Phổ Nghi tuyên bố "Chiếu thư thoái vị", nhà Thanh chính thức sụp đổ.
Phổ Nghi khi ấy mới chỉ 6 tuổi, sau ba năm "được" làm Hoàng đế lại trở về với cuộc sống ban đầu, song chuyện này cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến Phổ Nghi khi ấy.
Cùng với sự chăm sóc của thái giám và cung nữ, cộng thêm "Điều kiện ưu đãi với Hoàng thất nhà Thanh" do Viên Thế Khải đưa ra, Phổ Nghi vẫn được ở lại trong cung hưởng thụ cuộc sống vui vẻ, giàu có.
Sau khi trưởng thành, Phổ Nghi cũng không cần phải lo nghĩ về chi tiêu, vì mỗi năm ông được Viên Thế Khải cấp cho 400 vạn lượng bạc tiền phí sinh hoạt, Phổ Nghi không những được ăn chơi sung sướng mà còn cưới hai người vợ là Hoàng hậu Uyển Dung và Phi tử Văn Tú.
Phổ Nghi và Uyển Dung.
Phải đến năm 1924 (khi ấy Phổ Nghi 18 tuổi), khó khăn đầu đời của Phổ Nghi mới ập đến.
Quân phiệt tây bắc do phùng ngọc tường chỉ huy tiến công về kinh thành, sau đó ông cho thân tín của mình đem theo nhân mã tiến vào tử cấm thành ép cung, buộc phổ nghi phải rời khỏi nơi đây.
Phổ Nghi khi ấy mới chỉ 18 tuổi, dưới sức ép của súng gươm buộc phải dẫn theo gia quyến rời khỏi Tử Cấm Thành, đây cũng chính là sự kiện "Bắc Kinh chính biến" nổi tiếng trong lịch sử, mà người đem quân thúc ép Phổ Nghi rời đi khi ấy chính là Lộc Chung Lân.
Lộc Chung Lân là vị tướng dũng mãnh dưới tay Phùng Ngọc Tường, ông có trái tim gan dạ và kỹ năng chiến đấu tuyệt vời.
Năm 1905, Lộc Chung Lân từng tham gia khoa cử, sau khi thi trượt, ông tham gia vào Tân quân trấn thứ sáu, bắt đầu cuộc đời tòng quân của bản thân.
Ông quen biết với Phùng Ngọc Tường trong trường quân đội Tân quân Bắc Dương, bị thu hút bởi tư tưởng của Phùng Ngọc Tường, từ đó về sau, Lộc Chung Lân luôn sát cánh, trở thành cánh tay phải của Phùng Ngọc Tường.
Khi Lộc Chung Lân đưa quân vào Tử Cấm Thành, bên người chỉ mang theo hơn 20 binh sĩ cùng hai quả lựu đạn.
Khi gặp phải nhóm thị vệ hoàng cung canh gác nghiêm ngặt, nhóm quân đã trực tiếp xông đến trước mặt Phổ Nghi, đập mạnh hai quả lưu đạn xuống bàn, đồng thời đe dọa rằng sẽ cho pháo bắn vào Tử Cấm Thành, dọa cho Phổ Nghi khiếp sợ.
Ảnh Phổ Nghi thời trẻ.
Dáng vẻ hung ác, hùng hổ ấy đã trở thành bóng đen tâm lý trong lòng thanh niên Phổ Nghi mới chỉ 18 tuổi.
Năm 1949, Trung Quốc đã độc lập và hòa bình. Năm 1950, Phổ Nghi từ nước ngoài quay về nước và năm 1959, Phổ Nghi đã bắt đầu một cuộc sống hoàn toàn khác xưa.
Trải qua biết bao sóng gió, trắc trở, Phổ Nghi đã hoàn toàn thích nghi được với cuộc sống mới, buông bỏ mọi suy nghĩ, mộng tưởng về nhà Thanh, chấp nhận bình an sống qua ngày.
Nhân vật khiển Phổ Nghi sợ hãi khi gặp lại là ai?
Năm 1961, trong một buổi trò chuyện (talkshow) được tổ chức tại Thông tấn xã Bắc Kinh, Phổ Nghi cùng vợ mình nhận được lời mời tham dự.
Khi hai vợ chồng cùng nhau quay lại thăm Cố cung, Phổ Nghi đang vô cùng vui sướng khi được quay trở lại thăm chốn cũ thì bất ngờ gặp được một người khiến ông lập tức sợ hãi đến biến sắc. Lộc Chung Lân cũng đến tham dự sự kiện lần này, và bất ngờ nhận ra Phổ Nghi – người đã không gặp mặt suốt nhiều năm.
Vì ảnh hưởng tâm lý từ thời niên thiếu, Phổ Nghi nhất thời sợ hãi, song rất nhanh sau đó cả hai người đều điều chỉnh tâm lý. Lần gặp mặt đầu tiên trong thời đại mới, đây cũng có thể xem như cuộc hội ngộ sau nhiều năm của cả hai.
Lộc Chung Lân thấy biểu cảm của Phổ Nghi như vậy đã nhanh chóng cười nói: "Yên tâm đi, tôi chắc chắn sẽ không giết cậu đâu". Câu nói này đã khiến cho Phổ Nghi cảm thấy nhẹ nhõm, mỉm cười đáp lại.
Phổ Nghi và người vợ thứ năm Lý Thục Hiền.
Cuộc đời Phổ Nghi bấp bênh chìm nổi, như một bộ phim đầy kịch tính, song những năm cuối đời của ông cũng xem là viên mãn.
Trong buổi trò chuyện, Phổ Nghi và Lộc Chung Lân đều vui vẻ chụp ảnh kỷ niệm chung với nhau, giống như hai người bạn cũ.
Từng là hoàng đế cuối cùng của vương triều đại thanh nhưng phổ nghi khi đó đã không còn hình tượng như một vị hoàng đế, nếu tình cờ gặp gỡ trên đường, nhiều người trung quốc có lẽ đã không còn nhận ra ông.
- Video: Khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: Tiền Phong/CCTV.
Theo Báo Tổ quốc
Link bài gốc Lấy link
https://ttvn.toquoc.vn/pho-nghi-cung-vo-den-tham-lai-co-cung-vua-gap-1-nguoi-mat-lien-bien-sac-doi-phuong-yen-tam-toi-khong-giet-cau-dau-8202179104116587.htmTheo Báo Tổ quốc