Ngoại Thận - Tiết niệu hôm nay

Điều trị ngoại khoa theo hướng chuyên sâu với các bệnh lý Thận - Tiết niệu, bao gồm chữa trị các chứng bệnh tiền liệt tuyến (u xơ và ung thư) bằng các phẫu thuật xâm lấn tối thiểu được thực hiện qua niệu đạo; phẫu thuật khâu treo âm đạo vào u nhô trong điều trị bệnh lý sa sàn chậu ở nữ qua nội soi ổ bụng; phẫu thuật cắt bàng quang toàn phần, thay thế bàng quang bằng ruột non, ruột già (phẫu thuật Camay). Các bệnh lý thường gặp như: ung thư bàng quang, sỏi hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn tiết niệu, chấn thương thận, chấn thương niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, ung thư thận, ung thư tiền liệt tuyến,...

Phòng bệnh sỏi thận - tiết niệu

(MangYTe) - Sỏi thận - tiết niệu là một bệnh thường gặp, dễ gây biến chứng như nhiễm trùng đường tiết niệu, suy thận cấp hoặc mạn tính... Theo thống kê, sỏi tiết niệu chiếm 45 - 50% các bệnh tiết niệu ở Việt Nam. Tỷ lệ nam mắc cao hơn nữ, lứa tuổi thường gặp là từ 30 - 60 tuổi.

 Ảnh minh họa

Theo bác sĩ phạm huy huyên - nguyên trưởng khoa tiết niệu, bệnh viện đa khoa xanh pôn, đa số người mắc bệnh sỏi tiết niệu thường không điều trị triệt để và chưa đi khám đúng chuyên khoa, muốn điều trị bằng Thu*c nam. nhiều người dùng Thu*c kéo dài, dẫn đến ngộ độc thận, gan phải đi chạy thận nhân tạo. những biến chứng của sỏi tiết niệu bao gồm: gây nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đài bể thận, ứ nước, ứ mùi thận và dần dần suy thận, mất chức năng. có trường hợp nhiễm trùng huyết, sỏi thận, tiết niệu gây xơ hóa đường tiết niệu, chít hẹp đường tiết niệu khiến tình trạng ứ nước gây cao huyết áp.

Bác sĩ huyên khuyến cáo, để phòng tránh bệnh sỏi – tiết niệu, mọi người cần uống đủ nước hằng ngày, tập thể dục đều đặn, vận động tránh sự lắng đọng của tinh thể muối khoáng, nhằm tăng cường sự bài tiết hệ tiết niệu.

Trong đó, việc uống đủ nước sẽ giúp pha loãng và làm giảm nồng độ các chất hóa học cấu thành sỏi thận. Hãy cố gắng uống ít nhất 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày. Ngoài ra có thể ăn các loại quả thuộc họ cam, quýt, có thể giúp làm giảm sự hình thành của sỏi thận. Nguyên nhân là do hàm lượng chất hóa học citrate cao trong các loại quả này. Bên cạnh đó, bổ sung nhiều canxi và vitamin D bởi nếu lượng canxi ăn vào ít thì nồng độ oxalate trong cơ thể có thể tăng lên, tốt nhất là bổ sung canxi tự nhiên từ thức ăn. Chỉ sử dụng các thực phẩm chức năng bổ sung canxi khi đã có tư vấn và chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, nên hạn chế muối trong bữa ăn hàng ngày, nồng độ natri cao trong cơ thể, có thể kích thích sự tích tụ canxi trong nước tiểu. Khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới là 5g muối/ngày để đảm bảo sức khỏe và nhu cầu S*nh l* bình thường của cơ thể. Đặc biệt nên hạn chế đồ uống có ga, bởi trong loại đồ uống này có hàm lượng photphat cao - một loại chất hóa học kích thích sự hình thành sỏi thận.

Cũng theo bác sĩ Huyên, mọi người cần đi khám sức khỏe định kỳ 3 tháng, 6 tháng/năm, nhằm phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý mắc phải, trong đó có thận – tiết niệu.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/phong-benh-soi-than-tiet-nieu-361853.html)

Tin cùng nội dung

  • Em năm nay 22 tuổi, hiện bị bệnh sỏi thận và thận đa nang. Từ khi phát hiện bệnh đến nay đã gần 5 năm.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
  • Tiêu chảy cấp do rotavirut là một trong những bệnh phổ biến và lây lan nhanh sau mưa lũ do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
  • Chào Mangyte, Xin cho tôi hỏi: muốn khám Thận - tiết niệu chuyên khoa ở TPHCM thì khám ở bệnh viện nào là tốt nhất? Tôi xin chân thành cảm ơn. (Trần Thị Nga - Gò Vấp, TPHCM)
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Theo Đông y, cây bông hạc có vị ngọt, nhạt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu viêm, trừ thấp. Dùng chữa viêm thận cấp tính và mạn tính; Viêm bàng quang; Sỏi tiết niệu...
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY