Kinh tế xã hội hôm nay

Quay cuồng trong nắng nóng

(MangYTe) - Nắng nóng từ sáng sớm và lên đến đỉnh vào thời điểm giữa trưa và chiều trong mấy ngày qua khiến người dân Thủ đô phải chật vật tìm cách đối phó.

Người dân Thủ đô ra đường phải trang bị đồ chống nắng để bảo vệ sức khỏe. Ảnh: Thanh Hải

chật vật mưu sinhnhững ngày qua, hà nội trải qua đợt nắng nóng khắc nghiệt, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên hơn 400c. nắng khắc nghiệt kết hợp bề mặt vật liệu bê tông, nhựa đường hấp thụ và tán nhiệt trở lại vào không khí khiến người đi ngoài đường có cảm giác như đi vào giữa "chảo lửa". dưới cái nắng gay gắt, nhưng người lao động ở thủ đô vẫn phải gồng mình để mưu sinh.chị nguyễn thị nụ (quê thái bình) - một người thu gom phế liệu trên phố phương mai chia sẻ, chị lên thủ đô và gắn bó với công việc này cũng đã được gần chục năm nhưng chưa bao giờ cảm thấy cuộc sống khó khăn như hiện tại. trước đây, khi dịch bệnh covid-19 chưa bùng phát mạnh, công việc hàng ngày của chị là sáng và đêm tranh thủ đi nhặt phế liệu, trưa và chiều tối đi rửa bát thuê tại một nhà hàng trên phố tân mai.tuy nhiên, khi dịch covid-19 bùng phát, nhà hàng phải đóng cửa, người lao động phải tạm nghỉ. từ khi mất đi công việc rửa bát thuê, công việc chính, nguồn thu chính chỉ có thể dựa vào lượng phế liệu nhặt được. "người khôn của khó, nếu không chịu khó thì cả ngày nhặt nhạnh cũng không đủ nuôi thân nói gì đến gửi về cho gia đình. càng nắng nóng, càng ít người ra đường thì cơ hội thu lượm phế liệu càng cao. thế nên, dù vất vả, tôi vẫn phải cố để có thêm thu nhập gửi về chăm sóc con cái ở quê” - chị nụ bùi ngùi.trên đường phố hà nội, người dân, người lao động tham gia giao thông đều trang bị đồ chống nắng, quần áo, găng tay kín mít. nhiều tài xế xe ôm công nghệ phải nép mình dưới gốc cây hoặc gầm cầu vượt, mái hiên để nghỉ tạm. một vài hộ kinh doanh còn có sáng kiến tưới nước ra vỉa hè để làm dịu nhiệt…với nhiều công nhân môi trường, càng những lúc nắng nóng, họ càng phải căng mình ra để làm việc, để giữ cho thủ đô luôn xanh, sạch, đẹp. chị nguyễn hồng thúy - công nhân tổ môi trường số 5, chi nhánh đống đa (người đã 27 năm công tác trong lĩnh vực vệ sinh môi trường) chia sẻ: "thời tiết như thế này rất nguy hiểm, làm việc ngoài trời trong một thời gian ngắn cũng đủ khiến người ta bị say nắng. song, dù là nắng nóng hay mưa bão, công việc của chúng tôi không thể bỏ, vẫn phải hoàn thành theo đúng nhiệm vụ được giao để bảo đảm môi trường thủ đô luôn sạch đẹp". trong khi đó, trên tuyến đại lộ thăng long, lau vội những giọt mồ hôi đang chảy thành dòng trên khuôn mặt đen sạm, cháy nắng, anh trần văn thanh - tổ sản xuất số 2 đại lộ thăng long, chi nhánh cầu diễn (công ty tnhh mtv môi trường đô thị hà nội) chia sẻ, nắng nóng ai chẳng mệt nhưng với chúng tôi đây cũng chỉ là những công việc “bình thường”. “khi mới vào nghề, đối diện với thời tiết như này, nhiều công nhân đã bị say nắng, ốm nằm bệt mấy hôm. nhưng công việc là công việc, không thể dừng được, chúng tôi phải cố gồng mình, vượt qua những thử thách của thời tiết để hoàn thành nhiệm vụ được giao” - anh trần văn thanh nói.

Người lao động nhọc nhằn mưu sinh dưới trời nắng nóng tại Bến xe Mỹ Đình. Ảnh: Duy Khánh

Ra đồng từ tờ mờ sángĐợt nắng nóng gay gắt kéo dài rơi vào đúng đợt thu hoạch lúa Xuân Hè. Để tránh cái nắng như đổ lửa, nông dân ngoại thành Hà Nội tranh thủ ra đồng từ lúc trời chưa sáng. Mới 6 giờ sáng, trên cánh đồng thôn Tiên Mai, xã Hương Sơn (huyện Mỹ Đức) đã rộn rã tiếng máy gặt đập quen thuộc của ngày mùa. Những con đường nội đồng cứng hóa nối dài đang tập kết hàng trăm bao thóc lớn nhỏ. Nhanh tay chằng bao thóc lên xe máy, mồ hôi đầm đìa cả khẩu trang, ướt đẫm cả chiếc áo bảo hộ lao động, chị Nguyễn Thị Hằng, ở thôn Tiên Mai cho hay: “Vụ Xuân Hè năm nay lúa được mùa nên bà con ai cũng phấn khởi. Mặc dù có máy gặt đập liên hoàn nhưng nghe dự báo thời tiết nắng nóng tới 40oC nên từ 4 giờ sáng tôi đã ra đồng đốc thúc máy gặt làm cho xong để về phơi cho kịp nắng”.Buổi chiều, dù nhiệt độ được cảnh báo ngoài trời tới hơn 40oC nhưng trên nhiều cánh đồng của xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa, những chiếc máy gặt vẫn hoạt động hết công suất để phục vụ nhà nông. Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Minh Đức Chu Văn Tráng cho biết: “Ngày mùa nên việc nhà nông xuống đồng từ tờ mờ sáng và lên đồng lúc 23 giờ đêm là chuyện bình thường”.Theo ghi nhận của phóng viên Kinh tế & Đô thị, chỉ những ruộng có diện tích nhỏ, quá trũng máy gặt không xuống được thì nông dân mới phải cắt lúa thủ công, còn lại đa phần các hộ đều thuê máy gặt đập liên hợp. Dù vậy, để tránh cái nắng rát da rát thịt, nhiều hộ gia đình cũng phải dậy từ 4 - 5 giờ gọi máy để gặt xong sớm rồi cấp tập chuyển lúa về nhà. Bên cạnh đó, để hạn chế tác động bất lợi của thời tiết nắng nóng đến các loại cây trồng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương khuyến cáo, đối với cây rau màu, người dân nên phủ rạ mặt ruộng, làm giàn che lưới đen, thường xuyên duy trì nước trong rãnh giữa các luống để làm mát đất. Cây ăn quả, cây công nghiệp, cần tiến hành tưới nước ẩm hằng ngày. Khi tưới nước, nông dân cần thực hiện vào sáng sớm hoặc chiều mát, tuyệt đối không tưới cây giữa trưa nắng vì cây có thể bị ch*t do chênh lệch nhiệt hoặc khúc xạ nhiệt. Nhằm bảo vệ vật nuôi trong những ngày nắng nóng, Sở NN&PTNT đề nghị các địa phương hướng dẫn người dân cải tạo chuồng trại, che phủ mái bằng vật liệu chống nắng, tạo thoáng mát cho chuồng trại, sử dụng quạt làm mát, thông gió, lắp đặt hệ thống phun sương tạo độ ẩm.

Theo số liệu từ Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI), phụ tải điện trên địa bàn TP ngày 31/5 đã ở mức cao kỷ lục với công suất đỉnh là 4.530 MW và sản lượng điện là 90,3 triệu kWh.Để bảo đảm cấp điện, EVNHANOI đã tăng cường 100% quân số, ứng trực 24/24h để sẵn sàng khôi phục nhanh nhất có thể các sự cố về điện. Đặc biệt, mới đây, EVNHANOI ra mắt chức năng Theo dõi chỉ số công tơ điện hàng ngày trên app EVNHANOI (Appstore, GooglePlay), giúp khách hàng có thể theo dõi, kiểm soát được lượng điện tiêu thụ, chỉ số công tơ của gia đình hàng ngày. Khách hàng có thể liên hệ với Tổng đài 19001288 (phục vụ 24/7) để được hỗ trợ, tư vấn và giải đáp.

Đối với các trại chăn nuôi lớn, có hệ thống chuồng kín cần chủ động liên hệ với công ty điện lực cung cấp điện ổn định cho trang trại. Có kế hoạch mua máy phát điện, dự trữ dầu máy bảo đảm hoạt động tốt khi mất điện lưới. Đây là những biện pháp hữu hiệu để bảo đảm chăn nuôi hiệu quả và tránh được ảnh hưởng do nắng nóng kéo dài gây ra.Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/quay-cuong-trong-nang-nong-421938.html)

Chủ đề liên quan:

covid-19 hà nội mưu sinh nắng nóng

Tin cùng nội dung

  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Thế giới sinh vật, động vật và con người hoạt động và phát triển đều chịu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết rõ rệt. Ở người, ảnh hưởng của khí hậu và thời tiết khác nhau giữa người trẻ và người cao tuổi (NCT) do đặc điểm sinh học của lứa tuổi này.
  • Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tăng huyết áp (THA) nhưng người cao tuổi (NCT) có tỷ lệ mắc cao hơn. Theo thống kê, gần ¾ là người ở độ tuổi từ 70 tuổi trở lên bị THA.
  • Thời tiết nắng nóng trong mùa hè thực sự là một trở ngại lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường… Nếu người bệnh không được theo dõi và kiểm soát bệnh chặt chẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
  • Em bị ngứa ở mặt, một đốm ngứa ở bả vai và ngứa từ vùng bụng xuống đến đầu gối. Ngứa nhất là khi trời mưa, trời lạnh và nắng nóng...
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY