Do có mâu thuẫn trong quá trình làm việc tại khu phố Tân Bình, phường Tân Bình, TP Đồng Xoài, Lê Tiến Thành đã lén đặt camera điện thoại di động quay lại cảnh chị L., 23 tuổi, ngụ huyện Đồng Phú, thay quần áo trong nhà vệ sinh, sau đó phát tán lên mạng.
Ảnh minh hoạ
Đến 20/8, chị L phát hiện clip quay lén mình trên mạng nên đã trình báo công an.
Lực lượng chức năng đã vào cuộc điều tra và xác định Lê Tấn Thành là người liên quan sự việc. Hiện Lê Tiến Thành đã bị Công an TP Đồng Xoài đang tạm giữ hình sự để điều tra, làm rõ, xử lý về hành vi làm nhục người khác.
Đầu tháng 8/2020, Công an huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) nhận được đơn trình báo của chị NTHL (32 tuổi, trú TP Đồng Hới) là giáo viên một trường THPT trên địa bàn về việc bị một người lạ quay phim, chụp ảnh lúc đang tắm nhằm tống tiền.
Theo chị L, vào khoảng 19 giờ 30 ngày 9/6, khi chị đang tắm tại nhà tắm thuộc khu nội trú của trường thì phát hiện có người dùng điện thoại đưa qua ô thông gió của nhà tắm để quay phim chụp ảnh, khi bị phát hiện thì người này đã rời đi.
Đến ngày 27/7, tài khoản Facebook có tên là "Trần Linh" gửi cho chị một bức ảnh chị đang trong tình trạng không mặc quần áo đứng trong nhà tắm kèm theo lời đe dọa phải chuyển vào số tài khoản 380xxxxx, mang tên Lê Linh Phương 4 triệu đồng.
Người này còn đe dọa, nếu chị không chuyển thì sẽ đăng tải những hình ảnh này lên mạng xã hội. Vì lo sợ nên ngày 29/7, chị Lê đã chuyển trước 2 triệu vào tài khoản trên.
Ngay sau khi nhận được đơn trình báo, Đội Cảnh sát hình sự Công an huyện phối hợp với công an xã điều tra, xác minh, thu thập các thông tin từ tài khoản facebook của người này. Hiện Đội Cảnh sát hình sự đang củng cố hồ sơ, xử lý theo quy định của pháp luật.
Ảnh minh họa
Hồi giữa tháng 6/2020, nữ sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP.HCM đã vô cùng hoang mang, lo lắng sau vụ việc nam sinh lớp 12 của trường đã dùng điện thoại quay lén nữ sinh trong toilet.
Theo chia sẻ của các nữ sinh, sau thời gian nghỉ vì dịch Covid-19, trường đã cho học sinh quay trở lại tiếp tục việc học. Tuy nhiên, không lâu sau, một nam sinh đã có hành động "biến thái" ngay trong nhà vệ sinh.
Cụ thể, trong trường có các khu vệ sinh dành riêng cho nam và nữ. Tuy nhiên, trong khu vệ sinh nằm ở cầu thang, có một phòng dành cho nam và một phòng dành cho nữ. Điều đáng nói là hai nhà vệ sinh này có vách ngăn ở giữa để khoảng trống cho thoáng khí.
Trong lúc đi vệ sinh, nam sinh lớp 12 này thấy phòng bên có người nên đã lôi máy điện thoại ra giơ lên phía trên vách ngăn để quay. Trong lúc quay lén thì bất ngờ điện thoại rơi xuống nên toàn bộ hành vi đã bị nữ sinh phát hiện.
Nam sinh sau đó đã bị xếp loại hạnh kiểm yếu vì quay lén nhà vệ sinh nữ, đồng nghĩa với việc nam sinh này sẽ không được tham dự thi tốt nghiệp, coi như cánh cửa vào đại học cũng vĩnh viễn không bao giờ mở ra với nam sinh này.
Dù đã có rất nhiều trường hợp quay trộm hay tung những clip nhạy cảm lên mạng xã hội bị xử lý hình sự nhưng những vụ việc tương tự vẫn xảy ra ngày càng nhiều.
Theo quy định của pháp luật, tùy theo mức độ nghiêm trọng về hành vi đe dọa tung hình ảnh, clip nhạy cảm của người khác có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi đặt thiết bị quay lén là vi phạm pháp luật về quyền bí mật đời tư của cá nhân. Điều 38, Bộ luật Dân sự đã quy định: Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý. Trường hợp người đó ch*t, mất năng lực hành vi dân sự (hoặc chưa đủ 15 tuổi) thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện về pháp luật đồng ý. Trừ trường hợp thông tin được thu thập và công bố theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan tiến hành tố tụng (tòa án, viện kiểm sát, cơ quan cảnh sát điều tra...).
Nếu bí mật đời tư của công dân bị xâm phạm thì cá nhân có quyền được bảo vệ theo quy định tại Điều 25, Bộ luật Dân sự: "Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai; Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại".
Chủ nhà nghỉ đặt các thiết bị quay lén nhằm mục đích gì thì rất khó chứng minh. Chỉ khi chủ nhà nghỉ đưa chúng ra sử dụng thì mới xác định được. Ở trong vụ việc này, chủ nhà nghỉ khai khi lắp đặt thiết bị quay lén với mục đích để xem. Nếu cơ quan điều tra chứng minh chủ nhà nghỉ đã lan truyền cho nhân viên hoặc người khác cùng xem, phát tán trên mạng Internet… thì hành vi này có dấu hiệu của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 253, Bộ luật Hình sự năm 1999.
Điều 253. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
b) Phổ biến cho nhiều người;
c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
c) Đối với người chưa thành niên;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
a ) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 30 triệu đồng.
Nếu trường hợp chủ nhà nghỉ dùng các hình ảnh quay lén đó nhằm mục đích tống tiền thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 135, Bộ luật Hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản:
Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.