Đó là kết luận mà nhóm khoa học gia từ Đại học Lund (Thụy Điển) và Đại học Y Sofia (Bulgaria) đưa ra trong bài công bố trên tạp chí khoa học British Medical Journal (BMJ).
Dữ liệu của hơn 1 triệu người đàn ông trở thành cha trong những năm 1994 đến 2014 tại Thụy Điển đã được phân tích. Các tình nguyện viên này dược theo dõi từ khi vợ họ thụ thai đứa con đầu tiên cho đến khi có chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, hoặc cho đến khi kết thúc nghiên cứu.
Kết quả cho thấy những người phải nhờ đến IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) hoặc các phương pháp điều trị sinh sản khác có khả năng mắc ung thư tuyến tiền liệt cao hơn đến 64% nhóm có con tự nhiên.
Nguyên nhân nằm ở nhiễm sắc thể giới tính Y của họ. Các nhà khoa học tìm thấy mối liên hệ giữa lỗi DNA trên nhiễm sắc thể này với tình trạng vô sinh ở quý ông, và cũng chính trên nhiễm sắc thể này tồn tại một số gene làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyên rằng nếu quý ông không có con hoặc phải dùng đến hỗ trợ sinh sản mới có thể làm cha, nên tự xem mình nằm trong nhóm rủi ro đối với ung thư tuyến tiền liệt. Nhóm này nên được theo dõi, tầm soát bệnh cẩn thận hơn bởi ung thư tuyến tiền liệt là một bệnh ung thư phổ biến và gây nên rất nhiều ca Tu vong.
Thống kê tại Anh cho thấy số ca Tu vong do ung thư tuyến tiền liệt chỉ xếp sau ung thư phổi và ruột, với 11.800 cái ch*t mỗi năm. Tại Mỹ, số ca Tu vong do bệnh này là 26.000 người. Tỉ lệ mắc bệnh vào khoảng 1/8-1/9 nam giới. Tuổi tác, béo phì và thiếu vận động là những yếu tố nguy cơ khác mà các bác sĩ cảnh báo.
A. Thư (Theo BMJ, EurekAlert)Chủ đề liên quan:
chẩn đoán ung thư nghiên cứu mới nguy cơ nguy cơ cao nguy cơ ung thư nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt nhiễm sắc thể quý ông rắc rối tuyến tiền liệt ung thư ung thư tuyến ung thư tuyến tiền liệt