Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Quy trình ghép phổi cho nam phi công người Anh sẽ được tiến hành thế nào

Liên quan đến quy trình ghép phổi cho BN91 là phi công người Anh, Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, trong lần hội chẩn gần đây nhất đã có sự phân công phân nhiệm cụ thể cho các đơn vị. Theo đó, Bệnh viện Việt Đức và Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người được giao tìm nguồn cho tạng đủ điều kiện ghép phổi.

Tin vui cho người trào ngược: Mới xuất hiện giải pháp đột phá!Tin tài trợ

Theo đó, về quy trình ghép phổi cho BN91 là nam phi công người Anh mắc COVID-19 hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, Tiểu ban Điều trị - Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, trong lần hội chẩn gần đây nhất đã có sự phân công phân nhiệm cụ thể cho các đơn vị. Theo đó, Bệnh viện Việt Đức và Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người được giao tìm nguồn cho tạng đủ điều kiện ghép phổi.

Để chuẩn bị ghép, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy cùng Hội đồng chuyên môn tiếp tục hội chẩn điều trị tổn thương phổi và tình trạng nhiễm trùng, thay các catheter, kiểm soát các nguồn nhiễm trùng; nuôi cấy virus đến khi xét nghiêm âm tính với SARS-CoV-2.

Khi được khẳng định âm tính, bệnh nhân được chuyển Bệnh viện Chợ Rẫy, tiếp tục hồi sức tốt để đủ điều kiện ghép. Bệnh viện Chợ Rẫy được giao phối hợp với Bệnh viện Việt Đức nỗ lực tìm kiếm nguồn cho tạng và chuẩn bị nhân lực, trang thiết bị phục vụ ghép phổi cho bệnh nhân 91.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, tình trạng tổn thương phổi của bệnh nhân này khá nặng nề, hiện chỉ còn khoảng 10%. Nếu không ghép phổi thì khả năng tử vong cao. Ghép phổi là cơ hội sống của bệnh nhân này. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh nhân đang có biểu hiện nhiễm trùng nhiêu tạng. Do đó, các y bác sĩ đang tập trung điều trị nhiễm trùng và hồi sức trước khi thực hiện chỉ định ghép phổi.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, trên thế giới hiện đã có 3 trường hợp bệnh nhân COVID-19 nặng ghép phổi thành công. Việt Nam cũng đã ghép phổi thành công một số trường hợp trước đó. Do vậy, chúng ta có đủ năng lực và trình độ để ghép phổi cho bệnh nhân này. Hiện các bác sĩ vẫn ưu tiên số 1 là tìm tạng hiến tặng từ người hiến đã ch*t não. Bộ Y tế ghi nhận tấm lòng của các cá nhân xin hiến phổi để ghép cho BN91.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh đang nghiên cứu, xem xét các văn bản quy định pháp lý, xác định chi phí điều trị, chi phí ghép để tìm kiếm nguồn tài trợ.

Được biết, chi phí trung bình cho một ca ghép phổi từ 1,5 – 2 tỉ đồng và nhiều hơn tùy thuộc vào thời gian hồi sức sau ghép.

Đến hôm nay, BN91 là nam phi công người Anh đã trải qua gần 2 tháng nằm viện (bệnh nhân nhập viện ngày 18/3), hiện đang là bệnh nhân nặng nhất trong số 52 bệnh nhân COVID-19 ở nước ta. Bệnh nhân tiếp tục thở máy và được mở khí quản ngày thứ 22, sử dụng máy ECMO ngày thứ 40, lọc máu, sử dụng Thu*c kháng sinh, kháng nấm, bơm rửa màng phổi

Trước đó, bệnh nhân chỉ bị đông đặc một bên phổi, xong hiện giờ tình trạng này đã xuất hiện ở cả hai bên phổi. Hiện phổi của bệnh nhân đã đông đặc gần như toàn bộ, cơ hội hồi phục 2 lá phổi rất thấp. Phổi bệnh nhân hiện chỉ còn hoạt động 10%.

Một thành viên tham gia hội chẩn cho biết, quan điểm của hội đồng chuyên môn, của các thành viên tham gia cuộc hội chẩn là còn nước còn tát... vì với tình trạng của bệnh nhân, cách duy nhất để cứu bệnh nhân là ghép phổi.

Ngay từ khi nhập viện, nam phi công đã liên tục tiến triển nặng. Các chuyên gia giải thích, bệnh nhân có yếu tố béo phì với chiều cao 1,83m, nặng 100kg. Thêm đó, cơ thể bệnh nhân phản ứng quá mức với virus SARS-CoV-2, tạo ra “cơn bão cytokine”, tấn công cả tế bào lành. Bệnh nhân này cũng kháng toàn bộ các loại Thu*c rối loạn đông máu đang được dùng trong nước, Bộ Y tế đã phải đặt mua Thu*c hiếm từ nước ngoài để điều trị.

Đến nay, bệnh nhân đã có 5 lần xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, nhưng do bệnh nhân vẫn đang phải điều trị nhiễm trùng nên cần điều trị nhiễm trùng và hồi sức trước khi chỉ định ghép phổi. Được biết, bệnh viện điều trị cho BN91 sẽ làm thêm 1 xét nghiệm và gửi Viện Pasteur TP.Hồ Chí Minh để nuôi cấy xem virus đã bất hoạt và đối chứng trước khi chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Chợ Rẫy để hồi sức. Đây đang là giai đoạn chuẩn bị điều kiện để có thể ghép phổi cho bệnh nhân

Liên quan đến nam phi công người Anh, cơ quan có chức năng của Anh cũng thông báo cho Bộ Y tế đã tìm được một người thân của bệnh nhân, người này đã có trao đổi về các vấn đề chuyên môn và cho biết sẽ hợp tác với các quyết định liên quan đến chuyên môn của ngành y tế Việt Nam về phương pháp chữa trị cho bệnh nhân.

Cách chọn kính chuẩn đẹp lại không gây hại cho mắt

Có quá nhiều sự lựa chọn khi chúng ta chọn mua một đôi kính. Đầu tiên là gọng kính. Phải chú trọng đến trọng lượng của gọng, độ chắc khỏe, tính dẻo dai và chống trầy xước của gọng. Cũng phải tính đến giá cả và kiểu dáng. Riêng đối với mắt kính chất liệu làm ra nó rất quan trọng.

Rau cải: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh khi ăn kẻo 'rước họa vào thân'

Rau cải có giá trị dinh dưỡng cao, chứa nhiều chất xơ, vitamin có lợi cho cơ thể. Rau cải cũng hỗ trợ chữa nhiều bệnh rất hiệu quả. Thế nhưng với một số người 'đại kỵ' với rau cải thì ăn loại rau này lại có thể 'rước họa vào thân'.

Cục Quản lý Dược cảnh báo về Thu*c kháng virus trị cúm 'lưu hành lậu' tại Việt Nam

Cục Quản lý Dược vừa có văn bản gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường kiểm tra hoạt động của các cơ sở bán lẻ Thu*c (trên địa bàn quản lý) đối với việc bán Thu*c Tamiflu.


30 người đăng ký hiến phổi cho nam phi công người Anh

Ngay khi thông tin về việc các chuyên gia bàn phương án ghép phổi cho nam bệnh nhân này, đã có 2 người đầu tiên đăng ký hiến một phần lá phổi cho bệnh nhân. Tiếp ngay sau đó, yêu thương lan toả đến tối 14/5 đã có 30 người mong muốn được hiến tặng một thùy phổi.

Thông Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người cho biết, người trẻ nhất mới 35 tuổi. Có người gọi điện thoại, có người liên lạc qua fanpage của trung tâm, tất cả đều không quen biết bệnh nhân 91 nhưng đều có tâm nguyện được san sẻ một phần cơ thể mình để cứu bệnh nhân. Rất nhiều người đã cung cấp đầy đủ thông tin về nhóm máu, chiều cao, cân nặng.

Mỗi ngày Việt Nam xét nghiệm gần 2.000 mẫu tìm COVID-19

Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 14/5 cả nước đã có 58 đơn vị được phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19. Hiện mỗi ngày Việt Nam xét nghiệm khoảng gần 2.000 mẫu, và đến nay đã có thực hiện xét nghiệm 275.000 mẫu, phát hiện 288 trường hợp nhiễm COVID-19.

Ngủ kiểu này dễ gây Tu vong, biết mà tránh kẻo mang họa vào thân

Dù đã ngủ đủ nhưng khi thức dậy, bạn vẫn thấy mệt mỏi, tinh thần không thoải mái. Theo các chuyên gia, nguyên nhân do các kiểu ngủ không phù hợp. Nếu việc làm này cứ được duy trì trong một thời gian dài sẽ khiến cho sức khỏe chịu nhiều ảnh hưởng khá nghiêm trọng.


Quảng An

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/quy-trinh-ghep-phoi-cho-nam-phi-cong-nguoi-anh-se-duoc-tien-hanh-the-nao-1658149.tpo)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY