Tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu và thói quen trong lĩnh vực xây dựng dân dụng dần thay đổi, nhiều dự án xây dựng lớn được triển khai nên nhu cầu sử dụng bê tông tươi trong hoạt động xây dựng trở nên tất yếu. tại các địa phương, việc các trạm trộn bê tông được lắp, đi vào hoạt động là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu cung ứng bê tông đối với các công trình. tuy nhiên, vị trí lắp đặt các trạm trộn bê tông cần có và được quy hoạch phù hợp.
Bộ tài nguyên và môi trường (tnmt) cũng có quy định đối với các trạm trộn bê tông có công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/ngày trở lên phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường, trình ubnd tỉnh thẩm định, phê duyệt; trạm trộn bê tông có công suất nhỏ hơn 1.000 tấn sản phẩm/ngày phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình ubnd cấp huyện kiểm tra, xác nhận.
Thực tế, tại nhiều địa phương, hoạt động trạm trộn bê tông còn nhiều vấn đề bất cập, tồn tại về pháp lý. điều này không những gây khó trong công tác quản lý về mặt nhà nước mà còn gây khó cho chính hoạt động của các đơn vị có trạm trộn bê tông.
Đơn cử như tại tỉnh thái nguyên, trạm trộn bê tông tùng tuấn (thuộc công ty tnhh tùng minh khánh) được xây dựng trên diện tích 0,7 ha (tại phường bắc sơn, thị xã phổ yên) đã đi vào hoạt động nhưng được xác định là vẫn chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chưa đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường,… đã bị ubnd thị xã phổ yên yêu cầu dừng mọi hoạt động sản xuất bê tông và chỉ được hoạt động khi có đủ các thủ tục, hồ sơ được cấp phép.
Công ty cổ phần bê tông bút sơn hp (được tách ra từ công ty tnhh h&p) với các công trình là nhà kho, nhà văn phòng, 2 trạm trộn bê tông tươi… đã được công ty tnhh h&p đầu tư trước đây, đang có hoạt động trên khu đất do chi nhánh công ty cổ phần cơ điện luyện kim thái nguyên - mỏ đá núi voi quản lý cũng được sở tnmt tỉnh thái nguyên cho rằng vi phạm quy định tại khoản 1, điều 12 luật đất đai năm 2013.
Chánh thanh tra sở tnmt tỉnh thái nguyên đã ban hành quyết định số 46/qđ-xpvphc ngày 17/7/2017, về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai với số tiền 8 triệu đồng và buộc phải khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm, trả lại diện tích 5.649 m2 tại thửa số 1, tờ bản đồ số 1 cho chi nhánh công ty cổ phần cơ điện luyện kim thái nguyên - mỏ đá núi voi.
Lý giải về lý do chưa thể di dời, ông chu minh phương, giám đốc công ty cổ phần bê tông bút sơn hp cho rằng: việc di chuyển sẽ làm gián đoạn thời gian trong việc cung ứng sản phẩm đối với các dự án. bên cạnh đó, vấn đề về trạm trộn bê tông trên địa bàn tỉnh chưa có quy hoạch cụ thể phù hợp với tình hình thực tế. nếu thuận lợi, công ty sẽ di dời vào năm 2022.
“Công ty cũng đã chủ động tìm địa điểm mới, nhưng không có quy hoạch nên vấn đề di dời càng gặp khó. Trong khi đó, hoạt động của công ty luôn thực hiện đầy đủ công tác về thuế, đóng góp vào ngân sách địa phương, đóng góp vào các hoạt động xã hội, đảm bảo thu nhập, đời sống của gần 100 người lao động nên càng mong muốn có được điểm quy hoạch phù hợp để hoạt động được ổn định” - ông Phương nói.
Tiếp nhận thông tin về việc tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị cung ứng bê tông nhưng tỉnh chưa có quy hoạch về địa điểm lắp đặt trạm trộn bê tông, sản xuất vật liệu xây dựng, bà Nguyễn Thị Loan, Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên cho biết: Sở TNMT sẽ tiếp nhận thông tin, phối hợp với Sở Xây dựng rà soát lại trên các địa bàn, địa phương. Những vấn đề về quy hoạch địa điểm, vật liệu xây dựng thông thường phải phối hợp với Sở Xây dựng để có thông tin chính xác và sẽ phản hồi lại. Cũng theo bà Loan, hiện Sở TNMT đang giao Thanh tra Sở kiểm tra lại kết luận đối với Công ty cổ phần Bê tông Bút Sơn HP.