Khoa học hôm nay

Rắn cạp nia biển kịch độc bò lên thuyền và phản ứng của ngư dân gây bất ngờ

Khoảnh khắc kinh hoàng khi một con rắn biển ch*t người bò lên thuyền của ngư dân và trốn trong một giá đỡ cần câu.
Rắn cạp nia biển kịch độc bò lên thuyền

Một ngư dân đã ghi lại khoảnh khắc sởn gai ốc khi một con rắn độc lao lên thuyền của anh ta khi đang chèo thuyền ra khơi.

Đoạn video lan truyền trên mạng cho thấy một con rắn sọc, thò đầu ra khỏi giá đỡ cần câu ở mạn thuyền. đó là rắn cạp nia biển, phần thân rắn thuôn dài và dày, dẹt để hỗ trợ trong việc bơi lội. đây là một loài có nọc độc cực mạnh.

Tuy nhiên, không loại bỏ sinh vật cực độc, người đàn ông ở melbourne vẫn tiếp tục câu cá khi con rắn tò mò nhìn quanh chiếc thuyền nhỏ.

Người quay video cho biết: "khi bạn đang câu cá và một con rắn biển bò lên thuyền, tìm chỗ ngủ trong giá đỡ cần câu. đây không phải là việc xảy ra hàng ngày".

Trong đoạn video, người đàn ông tự nói một mình nhưng như đang trò chuyện với con rắn rằng 'này anh bạn, tôi đang có việc phải làm, tôi sẽ tiếp tục làm việc của mình'. người đàn ông nói rồi tiếp tục câu cá.

Đây là một loại rắn biển thường tìm đến bờ để làm tổ và kiếm thức ăn, nghỉ ngơi trên đất liền. loài này có nọc độc cực mạnh có thể gây t* vong cho con người nếu bị chúng cắn ngoài tự nhiên.

Tuy nhiên, chỉ trừ khi bị khiêu khích, con rắn sẽ tự trườn đi trước khi gây ra bất cứ thiệt hại nào.

Đoạn video chia sẻ trên mạng xã hội có chú thích 'bạn có sợ hãi trong tình huống này không?'.

Người dùng bình luận rằng: 'Tôi sẽ không sợ, trông nó rất dễ thương', 'Bạn phải thật cẩn thận nếu không muốn bị cắn' ...

Cùng nhận định rắn cạp nia biển không tấn công khi cảm thấy không bị khiêu khích, thợ lặn marcelo johan ogata đã ghi lại video cho thấy anh bơi gần những con rắn biển.

Marcelo Johan Ogata cho biết:"Tôi thích đến gần những sinh vật xinh đẹp này, chứng minh chúng vô hại như thế nào cũng như những con cá mập lớn ngoài kia".

Đoạn video quay ở vùng biển Banda, Indonesia, nơi có đa dạng sinh học cả ở dưới mặt nước hay trên đất.

"Vị trí này rất xa và khó đến, nhưng đó là một trong những địa điểm yêu thích của tôi khi lặn biển", Marcelo Johan Ogata nói.

Rắn cạp nia biển thường sống trên các rạn san hô trong lòng đại dương phía đông Ấn Độ và Tây Thái Bình Dương. Nó thường nổi lên nhiều lần trong ngày để thở.

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-la/ran-cap-nia-bien-kich-doc-bo-len-thuyen-va-phan-ung-cua-ngu-dan-gay-bat-ngo-395379.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY