Cây thuốc quanh ta hôm nay

Rễ cỏ tranh - Vị Thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu

Rễ cỏ tranh còn có tên bạch mao căn...Tên khoa học: Imperata cylindrica Beauv., họ lúa (Poaceae). Bộ phận dùng làm Thuốc là rễ cây.

có tác dụng kháng khuẩn lợi niệu.

Theo y học cổ truyền, vị ngọt, tính hàn; vào phế vị và tiểu trường. Có tác dụng lương huyết chỉ huyết, thanh nhiệt lợi niệu. Trị sốt nóng, nôn, chảy máu cam, tiểu đục tiểu ra máu, phù nề vàng da, tiểu rắt tiểu buốt. Ngày dùng 10 - 15g (dạng tươi 30 - 60g) bằng cách sắc, vắt ép lấy nước.

Rễ cỏ tranh được dùng làm Thuốc trong các trường hợp:

Lương huyết, cầm máu: trị các chứng nhiệt quá thịnh gây thổ huyết, đổ máu cam.

Bài 1 - Nước tam tiên: bạch mao căn tươi 63g, tiểu kế tươi 20g, ngẫu tiết tươi 63g. Sắc uống. Trị chứng hư lao trong đờm có máu; cũng có thể dùng trong trường hợp lao phổi, phế quản giãn ho ra máu.

Bài 2: bạch mao căn 125g, cỏ ba tiêu 125g. Sắc uống. Trị thổ huyết, đổ máu cam.

Bài 3: bạch mao căn 125g, biển súc 63g. Sắc nước, thêm đường trắng, uống nhiều lần. Trị té ngã thương tổn bên trong gây thổ huyết.

Bài 4: bạch mao căn 63g, rễ đại kế 20g. Sắc uống. Trị tiểu ra máu.

Rễ cỏ tranh (bạch mao căn) trị lao phổi, giãn phế quản gây ho ra máu.

Dùng cho người bệnh phù thũng do viêm thận cấp tính, tiểu tiện không lợi; chứng hoàng đản do thấp nhiệt.

Bài 1: bạch mao căn tươi 63g, vỏ dưa hấu 63g, râu ngô 12g, xích tiểu đậu 16g. Sắc uống. Trị phù thũng do viêm thận cấp tính.

Bài 2: bạch mao căn tươi (bỏ vỏ áo) 125g - 250g nấu cùng thịt lợn nạc 100 - 150g, ăn. Trị hoàng đản do thấp nhiệt, tiểu tiện không lợi.

Bài 3: bạch mao căn 20g, cam thảo 8g, bắc sa sâm 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Phòng bệnh ho gà.

trị các chứng phiền khát do nhiệt ở trong, hen do nhiệt ở phế, nôn mửa do nhiệt ở vị.

Bài 1: bạch mao căn tươi 63g. Sắc uống lúc còn ấm. Trị hen do phế nhiệt.

Bài 2 - Thang mao cát: bạch mao căn 12g, cát căn 12g. Sắc uống lúc còn ấm. Trị chứng ợ nóng.

Dược thiện có cỏ tranh

Mao căn tử tô ẩm: bạch mao căn 50g, tử tô 10g, râu ngô 30g. Tất cả sắc lấy nước, chia 2 lần uống sáng chiều. Dùng cho người bị viêm phù thận, phù nhẹ toàn thân; phù thiểu dưỡng ở người cao tuổi.

Nước ép bạch mao căn: bạch mao căn tươi 40 - 60g, nghiền ép lấy nước uống. Dùng cho người chảy máu cam.

Bạch mao căn hầm đậu đỏ: bạch mao căn 100g, đậu đỏ 60g. Hầm chín nhừ, vớt bỏ bạch mao căn, ăn nước canh đậu. Dùng cho người phù to cổ trướng (phù nề to vùng bụng).

Cháo bạch mao căn xích tiểu đậu: bạch mao căn tươi 200g, gạo tẻ 100g, đậu đỏ 100g. Bạch mao căn nấu lấy nước, bỏ bã, cho gạo tẻ và đậu đỏ vào nấu cháo. Ngày ăn 3 - 4 lần. Dùng cho người bị phù nề.

Mao căn xích đậu chúc: bạch mao căn tươi 200g, gạo tẻ 100g. Nấu bạch bao căn khoảng 30 phút, gạn lấy nước, cho gạo vào nấu cháo, chia 2 - 3 lần ăn trong ngày. Dùng cho người phù nề, tiểu ít.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai, người thể chất hư hàn, tiểu nhiều mà miệng không khát kiêng dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/re-co-tranh-vi-thuoc-thanh-nhiet-loi-tieu-n151853.html)
Từ khóa: rễ cỏ tranh

Tin cùng nội dung

  • Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Rau dền là loại rau rất được ưa chuộng trong mùa hè vì có tác dụng mát gan, thanh nhiệt. Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chúng có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì chúng có nhiều sterol, các acid béo không no.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Xuất huyết là hiện tượng máu thoát ra khỏi thành mạch do mạch máu bị tổn thương hoặc do tính thấm thành mạch. Có thể là xuất huyết dưới da, xuất huyết dạ dày, chảy máu cam, chảy máu răng lợi, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh,...
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
  • Các loại trà dược có tác dụng thanh nhiệt, mát gan thường được người dân ưa dùng.
  • Theo Đông y, thạch cao vị ngọt, cay, tính rất hàn. Vào các kinh phế, vị và tam tiêu. Có tác dụng giải cơ, thanh nhiệt, trừ phiền chỉ khát. Dùng cho các trường hợp nhiệt bệnh, sốt cao, kích ứng vật vã, miệng khô, khát nước, đau răng, loét miệng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY