Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sẩn ngứa do gan và cách ứng phó

Bệnh sẩn ngứa do gan là một trong những triệu chứng gợi ý suy giảm chức năng gan.

Sẩn ngứa xuất hiện khi chức năng thải độc của gan suy giảm nên không còn đảm bảo thanh thải các chất có hại cho cơ thể. Sẩn ngứa gây nhiều khó chịu cho người bệnh và cần được xử trí đúng cách.

Sẩn ngứa do gan, vì sao?

Gan là một cơ quan có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và một số các chức năng khác trong cơ thể như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Gan cũng sản xuất dịch mật - một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Gan được coi là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều phản ứng hóa sinh.

Khả năng lọc và loại bỏ các chất có hại cho cơ thể từ thức ăn, nước uống là một chức năng quan trọng, luôn được gan đảm bảo. Tuy nhiên, nếu cơ thể người nhận quá nhiều loại độc tố khác nhau, gan có thể sẽ bị tổn thương, từ đó không thực hiện tốt được các hoạt động chuyển hóa, bao gồm cả việc lọc và thanh thải các độc tố. Các chất có hại được tích tụ nhiều trong cơ thể, lâu dần biểu hiện thành dấu hiệu bất thường trên lâm sàng như các sẩn ngứa trên da.

Người bị mẩn ngứa cần tránh đồ uống có cồn gây hại cho gan.

Biểu hiện sẩn ngứa do gan có thể thấy ở những bệnh nhân có bệnh lý về gan từ trước, người bị suy giảm chức năng gan hoặc những người có lối sống không phù hợp, tích tụ nhiều chất độc trong cơ thể. Bệnh sẩn ngứa do gan thường xuất hiện vào mùa hè, khi thời tiết khó chịu do nắng nóng, môi trường xung quanh ô nhiễm. Trong điều kiện này, cơ thể người thường tiết nhiều mồ hôi, tuyến bã hoạt động mạnh là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành sẩn ngứa. Người mắc bệnh sẩn ngứa do gan rất dễ tái phát nhiều lần, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Khi gan bị suy giảm chức năng, thường sẽ gặp phải những dấu hiệu sau: Sau khi nghỉ ngơi vẫn cảm thấy mệt mỏi. Dễ dàng bị kích động hơn trước đây. Cảm thấy đau tức hạ sườn phải. Thường bị khó tiêu, chán ăn, bụng căng cứng. Hơi thở có mùi hôi. Da khô nhám, nổi mụn. Cảm giác khó chịu phần vai phải và phải ngủ nghiêng về bên trái. Dễ bị cảm lạnh và đau bụng thường xuyên. Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng đậm. Răng lợi thường bị chảy máu, dễ dàng bị thâm tím.

Nguyên nhân cộng hưởng gây sẩn ngứa do gan dễ xảy ra ở các trường hợp có chế độ ăn uống chưa đảm bảo, ít chất xơ và không cung cấp đủ nhóm vitamin và khoáng chất. Thói quen sinh hoạt chưa đúng cách: thức khuya, làm việc quá sức... Thường sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, hút Thu*c... khiến gan không có đủ khả năng loại thải độc tố.

Các biểu hiện suy giảm chức năng gan có thể chỉ thỉnh thoảng diễn ra và không kéo dài, nhưng nếu thường xuyên, lặp đi lặp lại và ngày càng kéo dài thì dễ dẫn đến suy giảm chức năng gan mạn tính, gan nhiễm mỡ, xơ gan...

Biểu hiện sẩn ngứa do gan

Tình trạng sẩn ngứa thường xuất hiện đột ngột và dần xuất hiện các mảng đỏ li ti trên da. Biểu hiện sẩn ngứa do gan thường xuất hiện nhiều nhất khi cơ thể gặp (đi ngoài gió, ngấm nước mưa, nhiệt độ môi trường thay đổi...). Sẩn ngứa do gan đặc trưng bởi các triệu chứng sau:

Ngứa râm ran hoặc ngứa nhiều: ngứa do gan chỉ ở mức râm ran, đôi khi các vùng ngứa có thể lan rộng ra khắp mặt, chân, tay, lưng... gây khó chịu cho người bệnh.

Nổi mẩn đỏ, mảng rộng tại các vùng ngứa: Da sẽ dần có các biểu hiện nổi từng mảng đỏ hoặc hồng lan rộng ở các vùng ngứa. Nghiêm trọng hơn, có thể lan nhiều ra toàn thân.

Nổi mề đay, sẩn cục: Các mảng hoặc nốt mề đay khi nổi lên thường khá dày, sờ vào thấy chắc và có thể ngứa hoặc không ngứa nhiều.

Hình ảnh sẩn ngứa.

Ứng phó chứng sẩn ngứa do gan

Bệnh sẩn ngứa do gan cần được điều trị bằng cách giải độc cho gan và hỗ trợ cải thiện chức năng thanh thải các chất độc của gan. Nhiều phương pháp đơn giản nhưng có hiệu quả mà người bệnh nào cũng dễ dàng áp dụng tại nhà như:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Việc lựa chọn thực phẩm cần được thực hiện một cách có khoa học và có lợi cho sức khỏe. Trong đó, người bệnh cần bổ sung nhiều chất xơ, rau củ quả và hạn chế các thực phẩm chiên rán, giàu chất béo hay các thực phẩm đóng gói sẵn nhiều chất bảo quản. Nhiều loại rau có tính mát nên được sử dụng nhiều ở những người có biểu hiện sẩn ngứa do gan như rau má, sâm đất, khổ qua, râu ngô, bạc hà, lá sen, ngó sen, rau diếp cá... Bữa ăn của người bệnh nên thanh đạm, dễ tiêu. Bổ sung đủ nước cho cơ thể, trung bình khoảng 1,5-2 lít nước mỗi ngày là cần thiết, nhất là vào mùa nắng nóng.

Tránh xa các tác nhân làm hại đến gan: Không lạm dụng các loại đồ uống chứa cồn như rượu bia, bỏ Thu*c lá. Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, không làm việc nặng quá sức. Tạo được sự cân bằng giữa công việc và đời sống, nghỉ ngơi hợp lý. Thường xuyên rèn luyện thân thể, tập luyện thể dục thể thao đều đặn.Thiết lập thói quen đi ngủ đúng giờ, không thức khuya.

Sử dụng Thu*c theo hướng dẫn của bác sĩ: Đối với những Thu*c không cần kê đơn, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Tránh sử dụng những loại Thu*c ảnh hưởng đến chức năng gan.

Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh cần đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán, tư vấn điều trị kịp thời.

BS. Quang Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/san-ngua-do-gan-va-cach-ung-pho-n174503.html)

Chủ đề liên quan:

sẩn ngứa Sẩn ngứa do gan

Tin cùng nội dung

  • Tôi 43 tuổi sức khỏe bình thường, tuy nhiên thỉnh thoảng bị nổi mề đay rất ngứa ngáy, khổ sở, nhất là khi thay đổi thời tiết. Xin bác sĩ tư vấn nguyên nhân
  • (MangYTe) - Do thời tiết nắng nóng kéo dài, trẻ bị ra mồ hôi nhiều nên dễ gặp các bệnh lý về da như rôm sảy, chốc, mụn nhọt, nấm da và sẩn ngứa.
  • Sẩn ngứa là bệnh da thường gặp, do phản ứng viêm xuất tiết xuất hiện ở vùng lớp trung bì nông với sự thâm nhiễm của tế bào lympho và bạch cầu đa nhân trung tính.
  • Sẩn ngứa là bệnh da thường gặp, do phản ứng viêm xuất tiết xuất hiện ở vùng lớp trung bì nông với sự thâm nhiễm của tế bào lympho và bạch cầu đa nhân trung tính.
  • Em có bị nổi những nốt đỏ to bằng đầu đũa, không ngứa... Em không sốt, không nổi ban toàn thân, hạch thì có 1 cục nổi bất thường ngay cổ. Liệu em có bị HIV không, Mangyte ơi?
  • Hầu hết phản ứng đối với vết côn trùng đốt chỉ biểu hiện tại chỗ nhẹ như sưng nề, ngứa,... Tuy nhiên, một số côn trùng có nọc độc nguy hiểm sẽ gây sốc phản vệ.
  • Ngay sau khi bị đốt sẩn tịt giống nốt muồĩ đốt đường kính 2, 3 mm hoặc 1, 2 cm cao trên mặt da, đỏ ngứa nhiều, giữa có điểm rớm dịch trong, đầu khô đóng vảy mầu nâu
  • Mặc dù một số trường hợp có nguyên nhân cụ thể, nhưng nhiều trường hợp không phát hiện được nguyên nhân. Côn trùng đốt, kích thích về cơ học, vật lý, ánh sáng, dị ứng thức ăn, hóa chất gây giải phóng histamin được cho là cơ chế gây bệnh.
  • Khi bị côn trùng đốt thì tại chỗ bị đốt sẽ nổi lên những sẩn tịt. Nếu để ý thấy giữa sẩn có điểm châm kim rớm dịch hay rớm máu, và đặc biệt là ngứa nhiều.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY