Tử vi sức khỏe hôm nay

Tử vi sức khỏe

Sao hạn và nghiệp báo

Mỗi dịp đầu năm mới, hàng vạn người dân lại đổ về các ngôi chùa để làm lễ dâng sao giải hạn. Họ đứng tràn ra cả đường phố, thi nhau vái vọng, cầu khấn thần Phật với niềm tin sẽ hóa giải được các vận hạn trong năm.

Mỗi dịp đầu năm mới, hàng vạn người dân lại đổ về các ngôi chùa để làm lễ dâng sao giải hạn. Họ đứng tràn ra cả đường phố, thi nhau vái vọng, cầu khấn thần Phật với niềm tin sẽ hóa giải được các vận hạn trong năm.

I. Sao hạn

Theo quan niệm, trên trời có chín vị Thần sao luân phiên quản lí sinh mạng con người. Chín Thần sao ấy có tên là: La Hầu, Thổ Tú, Thuỷ Diệu, Thái Bạch, Thái Dương, Vân Hớn, Kế Đô, Thái Âm và Mộc Đức. Kể từ mười tuổi trở lên, mỗi năm con người sẽ bị chi phối bởi một vị Thần sao.

Tục dâng sao giải hạn là những tồn tại từ lâu đời trong dân gian. nó nằm trong nghi lễ của lão giáo, tức là lão tử của trung quốc. hay nói cách khác, nó thuộc về tam giáo đồng nguyên (xuất hiện từ thời lý), theo lão giáo nó dung nạp vào trong nhiều ngôi chùa.

Tục này đã đi sâu vào tiềm thức của nhiều người, nhất là người dân Việt Nam. Họ tin rằng, mỗi một năm có một vì sao chiếu mệnh. Có 9 sao, trong đó có: Thái dương, Thái Âm, Mộc đức, Vân hớn, Thổ tú, Thủy diệu, La hầu, Kế đô, Thái bạch.

Sao hạn có thể là sự tương quan giữa nhân quả nghiệp báo với năm tháng ngày giờ. Môn Tử Vi định ra tên của những vì sao để biểu trưng cho những sự kiết hung tốt xấu khác nhau.

Ví dụ một người quá khứ gieo nhân xấu nên tái sinh vào năm tháng ngày giờ có những sao tương ứng để nhận quả xấu theo chu trình vận hành nhân quả. Đây là một phát kiến khá thú vị giúp con người qua đó thấy ra phần nào nghiệp quá khứ của mình.

Theo Phật giáo thì mỗi người có thể chuyển nghiệp của mình bằng cách Tránh ác, làm lành và thanh tịnh tâm ý chứ không phải cúng ông sao nào cả (vì sao là hình ảnh tượng trưng chứ không phải là ngôi sao thật).

Tuy nhiên, nếu cúng có ý nghĩa là tạ ơn hay sám hối những lỗi lầm của mình trước Tam Bảo, Ông bà cha mẹ hay Chư Thiên là điều đáng làm.

Còn Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Trụ trì chùa Quán Sứ, Phó chủ tịch thường trực hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo thì cho rằng sao xấu, sao tốt từ tâm con người mà ra. Nếu làm việc xấu thì có mang lễ lạt đi giải cũng không được. Vấn đề cốt lõi là người dân phải biết tu tâm.

Mỗi con người trồng cây quả ngọt thì mình sẽ được hưởng quả ngọt. Trồng cây quả chua tất nhiên phải hưởng quả chua. Tương tự, mình làm việc tốt chắc chắn sẽ hưởng phúc, còn làm việc xấu sẽ chuốc tai họa. Không có sao và cũng không thể giải được sao.

II. Nghiệp báo

Nghiệp báo là nhân quả trong đường luân hồi. Nghiệp là những hoạt động về thân thể, về lời nói hay ý nghĩ, và cái kết quả đền đáp lại những hoạt động ấy, thì gọi là nghiệp báo.

Nghiệp là một trong những điều mà đức Phật dạy là không thể nghĩ bàn (acinteyya).

Không phải hoạt động nào cũng có báo, những việc vô ký như đi, đứng, nằm, ngồi, v.v. không làm hại và cũng không làm lợi cho ai, thì không có nghiệp báo, hoặc nói một cách khác, chỉ có nghiệp báo vô ký, không có ảnh hưởng gì, trong đường luân hồi.

Những hoạt động có quả báo rõ ràng, chia là ba thứ:

a. Thiện nghiệp: Là những việc lành, có lợi cho người và đem lại quả báo tốt cho mình.

b. Ác nghiệp: Là việc dữ, có hại cho người và đem lại quả báo xấu cho mình.

c. Bất động nghiệp: Tức là những hành động tu luyện tự tâm, làm cho không lay động trước cảnh ngũ dục, những cảnh khổ vui và những cảnh có hình tướng. Tu luyện cái tâm như thế, gọi là tu thiền định.

Muốn thấu hiểu về nghiệp con chỉ nên quan sát, chiêm nghiệm bằng trực quan để thấy ngay trên bản chất và hiện tượng của từng sự kiện cụ thể, chứ không nên dùng lý trí để tìm hiểu, phê phán, kết luận.

Nghiệp nào chung thì có kết quả chung, nghiệp nào riêng thì trả quả riêng, trong chung cũng có riêng tùy theo mức độ tạo tác của mỗi chúng sanh. Vì vậy, không nên gộp chung thành một cộng đồng nào.

Hãy tập quan sát, chiêm nghiệm nghiệp nhân nghiệp quả của mình trước rồi tự nhiên sẽ thấy ra nghiệp người khác và nghiêp chung của một tập thể hay cộng đồng.

Nghiệp là chân lý nòng cốt và độc đáo của Phật giáo, mong con chiêm nghiệm để thấy ra sự thật chứ không nên chỉ tin theo lý thuyết hay tự tưởng tượng theo ý mình.

Cần phân biệt nghiệp báo của đạo Phật với số mạng của ngoại đạo. Theo ngoại đạo, những người sinh ra đều có số mạng nhất định, không thể thay đổi. Nghiệp báo thì khác hẳn, nghiệp báo không phải là bất di bất dịch và thường chuyển biến theo nhân quả. Nhân quả thì chẳng những có nhân quá khứ sinh ra quả hiện tại và tương lai, mà cũng có nhân hiện tại sinh ra quả hiện tại và tương lai. Do những nhân hiện tại, có thể đem lại những wuar hiện tại, nên con người có thể làm chủ phần nào vận mệnh của mình, có thể chuyển được những nghiệp báo xấu thành những nghiệp báo tốt và cũng có thể luyện tập thay đổi tư tưởng, tu hành được các thiền định, hoặc được chứng những quả xuất thế gian của tam thừa. Ví dụ như theo số mạng thì người nào có số mạng đỗ trạng nguyên, nhất định sẽ đỗ trạng nguyên. Nghiệp báo thì khác hẳn, người nào đó có thể có nghiệp báo tốt, làm cho có thân thể khỏe mạnh, trí tuệ thông minh, hoàn cảnh thuận lợi để học giỏi biết nhiều, nhưng nếu người ấy không tạp ra những nhân hiện tại, chăm lo học hỏi mà chỉ chơi bời lêu lổng, thì chẳng những không đỗ được trạng nguyên mà có thể mù chữ, chẳng những không dùng được cái thông minh để học tập, mà còn có thể dùng cái thông minh để làm những điều ác, gây ra những quả báo xấu hiện tại và tương lai.

Nói tóm lại, nghiệp báo chủ yếu là cái quả báo của những thiện nghiệp, ác nghiệp và bất động nghiệp đã huân tập nơi thức tâm, tổng hợp thành cái nghiệp lực dẫn dắt vào loài này, loài khác để hưởng hạnh phúc hay chịu đau khổ. Như thế nghiệp nhân do tự mình gây nêm, nghiệp báo do tự mình chuốc lấy, chứ không có ai thưởng phạt cả.

.

Mạng Y Tế
Nguồn: Lịch vạn niên 365 (https://lichvannien365.com/sao-han-va-nghiep-bao.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY