Trong khi hầu hết thế giới đang ở chế độ cách ly, Thụy Điển đã đi một con đường khác. Ở Thụy Điển, các trường học, nhà hàng, một số nhà hát và hầu hết các địa điểm công cộng vẫn mở cửa - điều gần như không có ở phần còn lại của châu Âu.
Nhiều rạp chiếu phim ở Thụy Điển đã đóng cửa nhưng một số vẫn mở, đáng chú ý là các rạp được điều hành bởi Svenska Bio, chuỗi rạp chiếu phim lớn thứ hai của Thụy Điển. Ông Peter Fornstam, Giám đốc điều hành của Svenska Bio, cho biết công ty vẫn mở rạp chiếu phim ở Thụy Điển nhưng với số lượng người đi coi thấp và giới hạn 50 người trong một buổi chiếu. Số người đến rạp thấp một phần vì không có phim mới để chiều khi ngành công nghiệp điện ảnh trên thế giới đã tê liệt. Trong khi đó, tại Đan Mạch và Phần Lan, tất cả các rạp đã buộc phải đóng cửa theo lệnh của chính phủ.
Thủ tướng Thụy Điển, Stefan Löfven đã yêu cầu mọi người cư xử như người trưởng thành và không nhượng bộ trước sự hoảng loạn, ông khuyên người dân nên làm việc tại nhà, cũng như cấm tụ tập hơn 50 người (trước đó là chỉ cấm tụ tập trên 500 người), tuân theo các hướng dẫn về sức khỏe như rửa tay thường xuyên. Thế nhưng, ông Löfven lại không áp đặt các hạn chế quyết liệt ở Thụy Điển như ở các quốc gia khác ở châu Âu như Pháp, Ý, Tây Ban Nha và gần đây là Anh, hay thậm chí như các nước láng giềng Bắc Âu là Phần Lan và Đan Mạch. Ngay cả người bị bệnh ở Thụy Điển thì cũng chỉ tự cách ly thay vì thực thi các biện pháp cách ly xã hội nghiêm ngặt.
Không chỉ chính phủ Thụy Điển mà cả người dân cũng không coi COVID-19 là mối đe doạ. Các cuộc thăm dò đã cho thấy hầu hết người Thụy Điển ủng hộ cách tiếp cận thoải mái của chính phủ. Cụ thể, chỉ có 31% người Thụy Điển nói rằng họ là những người rất quan ngại với dịch COVID-19. Điều này đồng nghĩa với việc gần 70% người Thụy Điển với dịch bệnh hoành hành tại châu Âu.
"Chúng tôi tin tưởng chính phủ của mình và tin tưởng vào cơ chế vận hành theo cách mà các quốc gia khác có thể không đủ sức. Có lẽ điều đó cũng góp phần vào lý do tại sao Thụy Điển cảm thấy không cần phải đưa ra các biện pháp mạnh mẽ như vậy cho đến khi bệnh dịch trở nên tồi tệ hơn”, Ida - cư dân tại Stockholm nói với AFP.
Nhưng trong bối cảnh lo ngại Thụy Điển có thể chịu trận trước nguy cơ bệnh dịch ngày càng tăng, thì đã có làn sóng phản biện khác. Lúc này Thụy Điển đã ghi nhận hơn 4.400 trường hợp nhiễm coronavirus và 180 trường hợp Tu vong. Tỷ lệ Tu vong 0,0024% trên toàn dân số của Thụy Điển còn cao hơn cả ở Mỹ hay Đức. Con số này đã đủ đáng báo động và làm thay đổi suy nghĩ ở Thụy Điển.
Đầu tuần qua, khoảng 2.000 bác sĩ, các nhà khoa học và các học giả đã gửi kiến nghị nói rằng chính sách của Thụy Điển đang đưa quốc gia này đến thảm họa, và thúc giục chính phủ áp đặt các hạn chế ngăn chặn nghiêm ngặt nhiều hơn. Cũng trong tuần này, một nhóm các quan chức y tế cao cấp của Thụy Điển đã gửi thư cho chính phủ kêu gọi các biện pháp mạnh mẽ hơn. Bản kiến nghị viết: "Quốc gia của chúng ta không nên là ngoại lệ ở châu Âu. Chúng tôi yêu cầu chính phủ phải hành động ngay!”
“Ở đây có một cảm giác ngày càng tăng là chính phủ đang đặt canh bạc như chơi trò súng roulette bằng cách cho phép chúng tôi sống bình thường trong khi có rất nhiều người Tu vong trên khắp thế giới. Thay vì dùng biện pháp mạnh, chính phủ của chúng tôi đưa ra quyết định cho tự cách ly, đó là điều mà ngày càng nhiều người lựa chọn thực hiện”, một ý kiến được trang Variety trích dẫn.
“Tôi nghĩ người Thụy Điển tin rằng họ là những người bất tử, kiểm soát mọi thứ. Điều đó có liên quan đến thực tế là chúng tôi không bao giờ gặp vấn đề, chúng tôi chưa có chiến tranh và chúng tôi cũng có niềm tin rất lớn vào chính quyền, vào bộ trưởng y tế”, Ulf Synnerholm, nhà sản xuất phim nổi tiếng tại Thụy Điển nói. "Thật là kỳ lạ, có lẽ chúng ta thật điên rồ!”
Trong khi Thụy Điển được coi là nơi nhất với dịch bệnh thì người dân ở Đông Nam Á lại cảnh giác với COVID-19 nhất. Dẫn đầu là Malaysia với 90% dân số sợ mắc phải dịch bệnh này. Các quốc gia khác thể hiện mức độ thận trọng cao tiếp theo là Việt Nam (89%), Indonesia (85%), Thái Lan (82%) và Philippines (80%).
Trước đó, Hà Lan cũng là nước từng tỏ ra với độ nguy hiểm của COVID-19. Giữa tháng 3, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte vẫn tuyên bố chính phủ trông đợi nạn dịch coronavirus tự chấm dứt khi không còn tìm được người mới để lây sang, vì phân nửa dân số đã bị nhiễm virus và sinh ra kháng thể tự nhiên. Nhưng sau khi số người nhiễm tăng vọt thì Hà Lan đã phải thay đổi chính sách. Chính phủ Hà Lan đã ra lệnh các biện pháp cách ly xã hội như các nước khác: đóng cửa trường học và đình chỉ hoạt động hầu hết các hoạt động kinh doanh và cấm các cuộc tụ họp tại nơi công cộng.