Kinh tế xã hội hôm nay

Sẽ giữ nguyên tên gọi xe buýt nhưng loại hình phương tiện kinh doanh là ô tô khách thành phố

MangYTe - Theo Bộ GTVT, xét về loại hình phương tiện kinh doanh thì xe buýt nội đô sẽ là loại xe ô tô khách thành phố theo quy chuẩn chứ không phải thay đổi tên xe buýt sang xe khách thành phố.

Dư luận đang xôn xao và bày tỏ sự quan tâm với đề xuất của bộ gtvt về việc đổi tên xe buýt thành "xe khách thành phố". nhiều ý bày tỏ việc đổi tên này là xa lạ và không gần gũi với thực tiễn.

Cụ thể, bộ gtvt đề cập tại dự thảo ở điều 3 phần giải thích từ ngữ nêu rõ: xe ô tô khách thành phố là xe ô tô chở người từ 10 chỗ trở lên, kể cả người lái, có kết cấu và trang bị để vận chuyển hành khách trong thành phố và vùng lân cận; trên xe có bố trí các ghế ngồi, chỗ đứng cho hành khách; cho phép hành khách di chuyển phù hợp với việc dừng, đỗ xe thường xuyên.

Giới chuyên gia cho rằng, bộ gtvt đã quá chú trọng vào việc "chơi chữ" trong khi những thực trạng của loại hình vận tải công cộng vẫn chưa được khắc phục.

Trước đó, trong một thời gian dài, dư luận cũng đã nhiều lần ý kiến khi Bộ này nhiều lần tìm cách đổi tên trạm thu phí thành trạm thu giá rồi trạm thu tiền, sau lại về trạm thu phí.

Thông tin về những nội dung trên, đại diện bộ gtvt cho rằng: "tên gọi xe buýt vẫn giữ nguyên, song xét về loại hình phương tiện kinh doanh thì xe buýt nội đô sẽ là loại xe ôtô khách thành phố theo quy chuẩn (qcvn 2015), chứ không phải thay đổi tên xe buýt sang xe khách thành phố. luật giao thông đường bộ trước đây không quy định cụ thể loại hình phương tiện với xe buýt, song với dự thảo luật giao thông đường bộ sửa đổi lần này chỉ nói rõ hơn về quy định phương tiện loại hình vận tải là xe buýt".

Tên gọi xe buýt sẽ vẫn được giữ nguyên nhưng được xếp vào loại xe ô tô khách thành phố.

Cụ thể, theo qcvn 10:2015/bgtvt về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ôtô khách thành phố, cũng quy định: xe ô tô khách thành phố (urban bus) là xe ô tô khách được thiết kế và trang bị để dùng trong thành phố và ngoại ô, loại xe ô tô này có bố trí các ghế ngồi và chỗ đứng cho khách, cho phép khách di chuyển phù hợp với việc dừng, đỗ xe thường xuyên.

Còn theo quy chuẩn 6211:2003 về phương tiện giao thông đường bộ do bộ khoa học và công nghệ ban hành năm 2003, ôtô khách thành phố (urban bus) được định nghĩa là loại hình được thiết kế và trang bị để dùng trong thành phố và ngoại ô; loại ô tô này có các ghế ngồi và chỗ đứng cho hành khách; cho phép hành khách di chuyển phù hợp với việc đỗ xe thường xuyên.

Khẳng định tên gọi của xe buýt vẫn được giữ nguyên, chỉ thay đổi loại hình phương tiện theo quy định, bộ gtvt cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp của các cơ quan ban ngành, người dân để rà soát, chỉnh lý trong dự thảo luật, giao thông đường bộ (sửa đổi).

Theo các thống kê, xe buýt mới chỉ chiếm khoảng 12% nhu cầu vận tải hành khách của thủ đô, tỷ lệ chậm chuyến của xe buýt từ 10-20 phút/lượt vẫn còn chiếm tới 50-60%/tổng số chuyến. nguyên nhân đã được chỉ ra do hạ tầng vận tải công cộng cho xe buýt cũng chưa được đáp ứng đầy đủ, đồng bộ khi thiếu quỹ đất, điểm đầu cuối, trung chuyển, làn đường dành riêng cho xe buýt; tỷ lệ nhà chờ thấp… hạn chế khả năng tiếp cận điểm dừng của hành khách, thái độ phục vụ của nhân viên xe buýt chưa chuyên nghiệp...

Nhật Tân

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/se-giu-nguyen-ten-goi-xe-buyt-nhung-loai-hinh-phuong-tien-kinh-doanh-la-o-to-khach-thanh-pho-20201009081225375.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY