Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Sinh đôi nhưng 1 bé ở quê với ông bà, 1 bé ở cùng bố mẹ, 4 năm sau có sự khác biệt khó nhận ra

Bà mẹ cũng phải choáng váng khi để hai con đi cạnh nhau vì có quá nhiều khác biệt.

Có thể nhìn thấy 2 đứa trẻ giống nhau lớn lên cùng nhau là niềm hạnh phúc ai cũng thầm ao ước. tuy nhiên, nuôi dưỡng những cặp sinh đôi sẽ khiến các gia đình đối mặt không ít khó khăn từ kinh tế, thời gian, tiền bạc, người chăm sóc.

Dẫu vậy, ai ai cũng khao khát có 1 cặp sinh đôi và với điều kiện y học tiên tiến như hiện nay, trẻ sinh đôi ra đời ngày càng nhiều.

Khi 1 cặp sinh đôi chào đời, gia đình đó sẽ phải lên kế hoạch dài hạn cho việc chăm nuôi các bé. cô vương cũng không phải trường hợp ngoại lệ. sau khi đón hai con gái sinh đôi ra đời, gia đình cô vương vô cùng sung sướng, hạnh phúc. nhưng một mình không thể chăm sóc hai con, lại không có điều kiện thuê giúp việc nên cô đành gửi 1 bé về quê cho mẹ chồng chăm sóc giúp. đây là sự lựa chọn bất lực của cô vương bởi cô không hề muốn tách hai con ra, lại phải xa con, rồi điều kiện ở quê còn hạn chế, cách nuôi dưỡng chăm sóc trẻ của người già cũng có nhiều khác biệt...

Chị em sinh đôi, đứa lớn ở quê với ông bà, đứa bé ở cùng 4 mẹ, 4 năm sau có sự khác biệt khó nhận ra - Ảnh 1.

Hai bé sinh đôi giống hệt nhau lúc chào đời.

Song vì lý do kinh tế, sau khi đi làm trở lại, cô buộc lòng phải gửi bé lớn về quê với tâm trạng bộn bề trăn trở. thỉnh thoảng cuối tuần hay ngày lễ, cô sẽ đưa con út về quê thăm bố mẹ chồng cùng con lớn.

Thấm thoát, con gái lớn cô Vương đã ở quê với bà mấy năm liền, đến khi đứa trẻ lên 4 tuổi, kinh tế gia đình khá giả hơn, cô mới quyết định đón con lên cho đi học mẫu giáo.

Và sau 4 năm, từ 2 bé sinh đôi giống nhau như 2 giọt nước thì hiện tại, hai bé có khoảng cách và khác biệt rõ rệt.

Chị em sinh đôi, đứa lớn ở quê với ông bà, đứa bé ở cùng 4 mẹ, 4 năm sau có sự khác biệt khó nhận ra - Ảnh 2.

Vì điều kiện, 1 bé phải gửi về quê cho ông bà nuôi.

Chị em sinh đôi, đứa lớn ở quê với ông bà, đứa bé ở cùng 4 mẹ, 4 năm sau có sự khác biệt khó nhận ra - Ảnh 3.

Khác nhất là làn da.

Tuy các nét trên mặt vẫn rất giống nhau nhưng làn da của hai bé là điểm khác biệt lớn dễ nhận ra nhất. cô chị ở quê thường xuyên phơi nắng nên da sạm hẳn, còn cô em ở thành phố được mẹ chăm sóc gìn giữ hơn nên sở hữu làn da trắng sáng mịn màng.

Khác biệt rõ rệt nhất là thói quen sinh hoạt của hai chị em. Trong khi cô chị luôn bày bừa mọi thứ, chẳng bao giờ thu dọn đồ đạc trong nhà thì cô em lại tự biết sắp xếp góc chơi của mình, thu dọn đồ chơi sau khi chơi, làm gì cũng gọn gàng, ngăn nắp khiến mẹ chẳng phải lo lắng.

Cùng một mẹ sinh ra, nhưng hiện tại sự khác biệt giữa hai chị em ngày càng lớn. trường hợp này là minh chứng rõ ràng nhất cho sự phát triển của 1 đứa trẻ phụ thuộc và ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường sống cũng như cách nuôi dưỡng.

Chị em sinh đôi, đứa lớn ở quê với ông bà, đứa bé ở cùng 4 mẹ, 4 năm sau có sự khác biệt khó nhận ra - Ảnh 5.

Cách ăn mặc cũng khác xa nhau.

Để người già chăm sóc trẻ sẽ có ảnh hưởng gì?

1. Hình thành nhiều thói quen không tốt

Mặc dù xung quanh chúng ta có một số người cao tuổi rất thích giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, nhưng hầu hết người cao tuổi, đặc biệt là những người sinh sống ở nông thôn thường có thói quen sinh hoạt tùy tiện, không gọn gàng, ngăn nắp tổ chức. Điều này liên quan đến nếp sống, nếp sinh hoạt đã tồn tại trong nhiều năm suốt cuộc đời thế hệ ông bà.

Khi sống cùng con cháu, nhiều ông bà đã cố hết sức để thay đổi mình nhưng có những thói quen đã ăn sâu vào trong lối sống của họ qua năm tháng nên không thể thay đổi.

Vì thế, khi để ông bà chăm cháu, trẻ nhỏ sẽ học theo những thói quen của ông bà.

Chị em sinh đôi, đứa lớn ở quê với ông bà, đứa bé ở cùng 4 mẹ, 4 năm sau có sự khác biệt khó nhận ra - Ảnh 6.

2. Cơ thể mũm mĩm, thừa cân

Không thể phủ nhận rằng ông bà nổi tiếng là những người chiều chuộng và chăm chút con cháu hết mực. nhưng mối quan tâm của họ lại khác với thế hệ chúng ta. hầu hết ông bà chỉ mong cháu ăn thật no, thật nhiều cho bụ bẫm, mũm mĩm mà không cần ăn mặc tươm tất, điệu đà; cũng không quan tâm đến việc cân bằng dinh dưỡng.

Ở bên ông bà lâu, trẻ thường tăng cân đều đặn, mũm mĩm hơn khi ở cùng bố mẹ vì được ăn nhiều và ăn theo sở thích.

Chị em sinh đôi, đứa lớn ở quê với ông bà, đứa bé ở cùng bố mẹ, 4 năm sau có sự khác biệt khó nhận ra - Ảnh 7.

3. Thiếu tự lập

Ai cũng dễ dàng nhận ra rằng ông bà thường chăm chút, lo toan mọi thứ cho con cháu nên có nhiều việc đáng ra trẻ cần tự làm nhưng ông bà luôn nhận phần làm hộ hết.

Đôi khi trẻ muốn tự làm việc gì đó như đi giày, xúc cơm ăn... song vì sợ cháu làm vương vãi, đi giày ngược, mất thời gian... ông bà sẽ can ngăn ngay và làm hết cho trẻ những việc đó.

Theo thời gian, trẻ sẽ không muốn thử làm bất cứ việc gì. Càng lớn lên, khi gặp chuyện khó khăn, trẻ sẽ tìm đến người khác chứ không tự mình giải quyết. Điều này ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ trong tương lai, làm suy giảm tính tự lập và đương nhiên sau này khi lớn lên, trẻ sẽ ngần ngại đối diện mọi thử thách trước mắt.

Tất nhiên, không phải ông bà chăm con là không tốt, nhưng suy nghĩ, lối sống mỗi thế hệ mỗi khác. sự khác biệt đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lớn lên của một đứa trẻ. nên các cha mẹ hãy cố gắng hết sức để tự tay chăm sóc con mình, nuôi dưỡng con theo cách của mình để không phải hối hận đổ lỗi "tại ông bà" khi thấy con có hành vi hay thói quen xấu.

Chị em sinh đôi, đứa lớn ở quê với ông bà, đứa bé ở cùng bố mẹ, 4 năm sau có sự khác biệt khó nhận ra - Ảnh 9.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/chi-em-sinh-doi-dua-lon-o-que-voi-ong-ba-dua-be-o-cung-bo-me-4-nam-sau-co-su-khac-biet-kho-nhan-ra-20201211142743062.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY