Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Sơ cứu đúng bệnh nhân co giật do động kinh

Động kinh là một bệnh lý của não bộ, xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc. Khi các tín hiệu điện tại não bị sai lạc sẽ gây ra động kinh.

Cơn động kinh biểu hiện bằng những thay đổi về ý thức, vận động, cảm giác và giác quan của người bệnh. Bệnh nhân có thể vẫn còn cơn động kinh, mặc dù đang được điều trị liên tục. Trong cơn động kinh, bệnh nhân thường cần đến sự chăm sóc của người khác. Do đó, sự giúp đỡ đúng đắn của bạn góp phần đem lại sự an toàn cho người bệnh.

Các loại động kinh

Có nhiều loại cơn động kinh khác nhau. Loại được biết đến nhiều nhất là động kinh cơn lớn: Bệnh nhân đang sinh hoạt bình thường đột nhiên ngã lăn ra đất, mất ý thức, trợn mắt, gồng cứng người, sau đó co giật. Trong cơn, bệnh nhân thở rất yếu hoặc ngưng thở, tím môi. Sau 1-2 phút, cơn co giật giảm dần rồi ngưng, bệnh nhân sẽ dần thở lại như bình thường rồi từ từ tỉnh lại.

Ngoài ra, động kinh có thể biểu hiện bằng những cơn co giật cục bộ, thay đổi ý thức, thay đổi về cảm giác hoặc giác quan; với đặc điểm cơn ngắn chỉ một hoặc hai phút và tái đi tái lại.

Cần biết sơ cứu đúng bệnh nhân co giật do động kinh.

Cần biết sơ cứu đúng bệnh nhân co giật do động kinh.

Những việc nên làm

Giúp bệnh nhân không bị chấn thương trong lúc đang co giật bằng cách di dời những đồ vật có thể gây sang chấn cho bệnh nhân ra xa. Đặt một chiếc gối mỏng, mềm dưới đầu bệnh nhân; nới lỏng cổ áo, cà-vạt, thắt lưng... Nên cho bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên, chùi sạch nước bọt hoặc các chất nôn ói (nếu có). Ghi nhận thời gian cơn co giật (co giật kéo dài trong bao lâu). Khi cơn co giật thoái lui, đảm bảo bệnh nhân thở lại như bình thường.

Những việc không nên làm

Không cố gắng ngăn ngừa bệnh nhân cắn phải lưỡi bằng cách đưa bất cứ một thứ đồ vật nào vào miệng bệnh nhân. Nếu bệnh nhân chẳng may cắn phải lưỡi lúc co giật, khi hết cơn đưa bệnh nhân vào bệnh viện may lại. Không đè hoặc giữ tay chân bệnh nhân lúc đang co giật. Không nặn chanh vào miệng bệnh nhân, cũng như không ép bệnh nhân uống Thu*c hoặc uống nước cho đến khi tỉnh táo hoàn toàn. Cần biết rằng cơn động kinh chỉ kéo dài từ 1-2 phút, sau đó sẽ tự ngưng.

Bệnh nhân bị động kinh lúc đang ở dưới nước

Giữ cho đầu bệnh nhân ở trên mặt nước và nghiêng về một bên. Đưa bệnh nhân lên cạn ngay khi có thể. Sau khi đưa lên cạn, đảm bảo bệnh nhân có thể thở lại như bình thường. Nếu không, phải tiến hành cấp cứu hoặc gọi cấp cứu ngay. Nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để kiểm tra, dù bệnh nhân cảm thấy khỏe sau cơn.

Bệnh nhân bị động kinh trên xe bus

Đỡ bệnh nhân nằm ra trên các ghế, lót vật mềm dưới đầu. Cho bệnh nhân nằm nghiêng về một bên. Giải thích với các hành khách xung quanh để có thêm sự trợ giúp, tránh hoảng loạn quá mức.

Bệnh nhân bị động kinh nên đeo thẻ bài có chữ “bệnh động kinh” trên cổ hoặc tay, để khi cơn động kinh xảy ra, những người xung quanh có thể biết cách giúp đỡ bạn tốt hơn.

Khi nào cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện?

Bệnh nhân chưa được chẩn đoán động kinh trước đó. Bệnh nhân đang mang thai, đang bị tiểu đường hoặc bị chấn thương lúc co giật. Cơn co giật kéo dài trên 5 phút. Cơn co giật thứ hai xảy ra ngay khi cơn đầu tiên vừa chấm dứt. Sau cơn, bệnh nhân không thở lại tốt như bình thường, than đau đớn trong người hoặc không tỉnh lại.

Những trường hợp không cần nhập viện cấp cứu bao gồm: Bệnh nhân đã khám và đang uống Thu*c nhưng có cơn động kinh  và thoái lui sau một hai phút, và bệnh nhân bắt đầu tỉnh lại và có thể thở như bình thường. Sau một thời gian nghỉ ngơi, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn.

BSCKII. Đỗ Quốc Hùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/so-cuu-dung-benh-nhan-co-giat-do-dong-kinh-n177255.html)
Từ khóa: động kinh

Chủ đề liên quan:

động kinh

Tin cùng nội dung

  • Những tác dụng không mong muốn khó lường của lamotrigin được phát hiện sau khi đã đưa vào thị trường...
  • Thuốc là con dao hai lưỡi, có khả năng gây nên nhiều loại tác dụng phụ khác nhau. Một trong những tác dụng mặt trái của Thuốc là gây run tay chân,
  • Cho đến nay, phương pháp phổ biến nhất để điều trị động kinh là dùng Thuốc chống động kinh. Và, việc dùng Thuốc phải do bác sĩ khám, chỉ định dựa trên thực tế người bệnh.
  • Ấu trùng sán có thể đi đến bất kỳ cơ quan nào trong cơ thể nhưng thường tập trung nhiều ở cơ, mắt, và đặc biệt là não.
  • Trong một số trường hợp phụ nữ khi mang thai có bệnh lý thần kinh và tâm thần có thể đưa đến tình trạng bệnh nặng hơn. Vì vậy rất cần chú ý đến bệnh động kinh trong quá trình mang thai.
  • Trong vòng một thập kỷ tới, người bị động kinh kháng Thu*c có thêm vũ khí mới để ngăn chặn cơn co giật một cách tự nhiên như khi chúng ta lấy Thu*c giảm đau để giảm đau đầu vậy...
  • Quả bồ kết có vị cay, mặn, tính ôn, khử đờm. Hạt chữa mụn nhọt. Gai có vị cay, tính ôn, tiêu thũng, xẹp mưng mủ, sát trùng…
  • Không giữ trẻ chặt để kiềm chế cơn co giật. Đánh gió hay vắt chanh vào miệng bé có thể khiến động kinh nặng hơn.
  • Các cơn động kinh thường có những biểu hiện như co cứng, co giật toàn thân hoặc cục bộ, rối loạn tâm thần hoặc rối loạn ý thức mang tính lặp lại...
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY