Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Số người hút Thuốc lá có thể giảm đi 27 triệu người vào năm 2025

Kể từ năm 2010, đã có khoảng 60% trong số các quốc gia bắt đầu sụt giảm về sản lượng tiêu thụ Thuốc lá.

(Ảnh: PV/Vietnam+)

Trong một báo cáo mới nhất của , dự đoán đến năm 2020 sẽ giảm bớt 10 triệu người hút Thuốc lá ở cả nam và nữ, so với năm 2018.

Theo đà phát triển tích cực đó, đến năm 2025 con số người hút Thuốc lá có khả năng giảm bớt thêm 27 triệu người nữa để đạt đến cột mốc chỉ còn dưới 1,3 tỷ người hút Thuốc trên toàn cầu.

Kể từ năm 2010, đã có khoảng 60% trong số các quốc gia bắt đầu sụt giảm về sản lượng tiêu thụ Thuốc lá.

[Nhóm buôn lậu vứt 9.000 gói Thuốc lá ngoại để thoát thân]

Việt Nam có khoảng 17 triệu người hút Thuốc lá, trong đó trên 45% nam giới và 1,1% phụ nữ trưởng thành. Số lượng người hút Thuốc cao nên ước tính có khoảng 33 triệu dân phải chịu hút Thuốc lá thụ động.

Sau nhiều năm thực hiện công tác phòng chống tác hại của Thuốc lá, tỷ lệ người hút Thuốc lá đã giảm 2%. Năm 2019, kết quả điều tra tại một số tỉnh cho thấy, tỷ lệ hút Thuốc ở nam giới giảm và thấp hơn so với điều tra toàn quốc năm 2015.

Theo Tổng Giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, nhiều năm qua đã chứng kiến sự gia tăng đều đặn về số lượng người hút Thuốc lá ở nam giới. Nhưng giờ đây, lần đầu tiên tỷ lệ hút Thuốc lá ở nam giới đang sụt giảm. Điều này có được nhờ vào sự thắt chặt của chính phủ các nước đối với ngành công nghiệp Thuốc lá.

Đến nay đã có 116 trong tổng số 137 quốc gia có tỷ lệ hút Thuốc lá điếu giảm kể từ khi thực thi các biện pháp quản lý, giám sát. Đây là kết quả của việc triển khai các chương trình ngăn chặn việc hút Thuốc lá thụ động, tổ chức các chương trình bỏ Thuốc, nâng cao nhận thức về tác hại Thuốc lá, giới hạn hoặc cấm việc quảng cáo Thuốc lá, các hoạt động thúc đẩy thương mại, tài trợ và tăng thuế trên các sản phẩm Thuốc lá.

Theo số liệu được Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Môi trường và Y tế công cộng Nhật Bản công bố, lịch sử sụt giảm Thuốc lá điếu tại nước này từ giữa năm 2011 và 2015 cho thấy: số lượng Thuốc lá điếu bán ra ở Nhật Bản dần sụt giảm chậm nhưng với tốc độ ổn định.

Tuy nhiên, tốc độ sụt giảm trong sản lượng bán Thuốc lá điếu tăng vọt bắt đầu từ năm 2016, tương ứng với thời gian sản phẩm Thuốc lá làm nóng được giới thiệu vào thị trường này. Một nghiên cứu gần đây cho thấy phần lớn người sử dụng sản phẩm Thuốc lá làm nóng ở Nhật Bản vẫn sử dụng song song với Thuốc lá điếu truyền thống.

Hiện nay, các sản phẩm Thuốc lá thế hệ mới vẫn đang được giới khoa học nghiên cứu sâu và tranh luận về tính giảm thiểu tác hại khi các sở cứ khoa học đưa ra chỉ có thể đo lường tác động của sản phẩm trong thời gian từ 6 tháng đến một năm.

Theo các chuyên gia y tế, đối với các bệnh lý như

Chính vì vậy, WHO đã đưa ra các chiến dịch vận động chính phủ các nước trong giai đoạn này cần có chính sách cấm hoặc thắt chặt quản lý đối với các sản phẩm Thuốc lá thế hệ mới, tùy vào điều kiện của từng quốc gia…

Tuy nhiên, việc thực thi chiến dịch này vẫn đang còn nhiều tranh cãi khác nhau. Có ý kiến cho rằng đó là rào cản ngăn chặn những sản phẩm công nghệ mới vào thị trường, qua đó bảo vệ vị thế thượng phong độc quyền của Thuốc lá điếu truyền thống.../.

PV (Vietnam+)

Mạng Y Tế
Nguồn: VietNamPlus (https://www.vietnamplus.vn/so-nguoi-hut-thuoc-la-co-the-giam-di-27-trieu-nguoi-vao-nam-2025/648261.vnp)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Ung thư tụy là ung thư bắt nguồn từ tụy. Có nhiều loại ung thư tụy, tùy vào loại tế bào ung thư mà diễn tiến và triệu chứng hoàn toàn khác nhau. Loại thường gặp nhất, chiếm trên 90%, là ung thư biểu mô ống tuyến tụy
  • Ung thư tuyến giáp không phải là một loại bệnh ung thư rất thường gặp. Có nhiều loại ung thư tuyến giáp khác nhau và mỗi loại có phương pháp điều trị khác nhau. Tiên lượng cho những người mắc bệnh ung thư tuyến giáp khác nhau tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, nói chung, ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt.
  • Ung thư phổi là nguyên nhân gây Tu vong do ung thư hàng đầu tại Hoa Kỳ ở cả nam và nữ. Số người ch*t vì ung thư phổi hàng năm nhiều hơn tổng số người ch*t vì ung thư đại tràng, tuyến tiền liệt, vú và buồng trứng.
  • Ung thư vú là loại ung thư rất phổ biến ở phụ nữ. Việc chụp nhũ ảnh và thăm khám vú thường xuyên giúp phát hiện khối u sớm và giúp chữa trị hiệu quả.
  • Ung thư dạ dày là sự tăng sinh của các tế bào ung thư trong niêm mạc và thành dạ dày.
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.