Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Sốc nhiệt, hôn mê vì làm việc trong nắng nóng

Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê, không tiếp xúc được, sốt cao, mất nước nghiêm trọng. Với nỗ lực của các y bác sĩ bệnh nhân được cứu sống nhưng không tránh khỏi các di chứng về ý thức và vận động.

Chịu di chứng nặng nề vì sốc nhiệt

Mới đây, Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhân nam, trên 40 tuổi đang làm việc trên cánh đồng thì rơi vào tình trạng mệt lả, sốt cao, đau đầu, buồn nôn, choáng váng. Khi nhập viện bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hôn mê, không tiếp xúc được, sốt trên 41 độ C, mất nước nghiêm trọng.

Các bác sỹ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiệt do làm việc dưới nhiệt độ cao trong thời gian dài. Bệnh nhân được bóp bóng qua mask, đặt ống nội khí quản để bảo vệ đường thở, hạ sốt, truyên dịch, chụp CT não và làm các xét nghiệm đánh giá. Kết quả chụp phim CT cho thấy bệnh nhân có tổn thương phù não và các đánh giá xét nghiệm cho thấy rất nhiều rối loạn trong cơ thể. Với nỗ lực của các y bác sĩ và gia đình bệnh nhân đã được cứu sống nhưng không tránh khỏi các di chứng về ý thức và vận động.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Văn Chi, Trưởng Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, cơ thể chúng ta có cơ chế điều hòa thân nhiệt để giữ cho nhiệt độ cơ thể ở mức cân bằng, quanh 37 độ C. Trong thời tiết nắng nóng, cơ thể chúng ta vừa sinh ra nhiệt trong quá trình hoạt động, vừa hấp thụ nhiệt từ môi trường vào cho nên nguy cơ tăng thân nhiệt do ở lâu trong môi trường nắng nóng là rất cao.

Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên, cơ thể chúng ta sẽ thực hiện các cơ chế để điều tiết để giữ thân nhiệt như thở nhanh, giãn mạch dưới da, toát mồ hôi, ức chế quá trình sinh nhiệt trong cơ thể,... Tuy nhiên, nếu ở trong môi trường nắng nóng kéo dài, các cơ chế đó sẽ không còn hiệu quả, khi nhiệt độ tăng lên trên 41 độ C kéo dài, nó sẽ làm ảnh hưởng đến các chức năng của các cơ quan quan trọng như não, tim, phổi, thận và đặc biệt khi nhiệt độ tăng quá cao, các hoạt động chuyển hóa trong cơ thể sẽ rối loạn nghiêm trọng, dẫn đến hôn mê, co giật.

Làm sao để bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng gay gắt?

Theo PGS Nguyễn Văn Chi, các nhóm đối tượng cần đặc biệt lưu ý khi thời tiết nắng nóng là những người bắt buộc phải làm việc kéo dài ở ngoài trời như nông dân, công nhân xây dựng, nhân viên giao hàng,… Thứ hai là nhóm đối tượng có bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch, bệnh lý hô hấp mạn tính,.... khi nhiệt độ cao sẽ có nguy cơ bất ổn các bệnh lý người bệnh đang mắc dẫn tới những biến chứng không thể lường trước được.

Nhóm tiếp theo các cháu nhỏ chưa có ý thức về thời tiết, mải vui chơi, hoạt động kéo dài sẽ có nguy cơ bị sốc nhiệt, say nắng. Nhóm thứ 4 là người già, sức chịu đựng kém, mang nhiều nguy cơ bệnh tật, phản xạ khát kém nên dễ bị thiếu nước.

Với các nhóm đối tượng này, chuyên gia khuyến cáo, những người phải làm việc ngoài trời cố gắng tránh thời điểm từ 11 giờ trưa đến 15 giờ chiều là lúc cường độ nắng nóng cao nhất. Mỗi người phải có các biện pháp bảo vệ cơ thể như mặc quần áo bảo hộ lao động chống nắng, che chắn, khi làm việc ngoài trời. Đặc biệt cần lưu ý uống đủ nước để phòng mất nước.

Nếu phải lưu thông trên đường thì cần đội mũ nón, che ô, mặc đồ chống nắng. Người lao động ngoài việc có đầy đủ phương tiện dụng cụ chống nắng thì cứ sau 1 khoảng thời gian phải vào chỗ mát tạm nghỉ 10 - 15 phút để cơ thể hạ nhiệt và bổ sung thêm nước cho cơ thể. Trung bình một người nên uống từ 2,5 -3 lít nước/ngày trong những ngày nắng nóng

Bên cạnh đó, người dân nên tăng cường dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau xanh có tác dụng thanh nhiệt, uống nước chanh, cam, nước dừa,...Khi mới ở nơi nắng nóng nhiệt độ cao vào không nên tắm ngay bằng nước lạnh, nên nghỉ ngơi để cơ thể hạ nhiệt độ, uống bù lại nước, để ráo mồ hôi. Sau khi tắm xong cũng không nên vào ngay phòng điều hòa để nhiệt độ quá thấp

Những người có tiền sử bệnh tim mạch, huyết áp cao không nên qua lại giữa môi trường nóng - lạnh đột ngột, đặc biệt chú ý khi sử dụng điều hòa, không để nhiệt độ chênh lệch quá cao so với môi trường bên ngoài rất dễ gây ra tình trạng sốc nhiệt do thay đổi nhiệt độ đột ngột. Đặc biệt chỉ nên điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa ở khoảng 27 độ, những ngày quá nóng nên để nhiệt độ chênh lệch với môi trường bên ngoài tối đa là 10 độ C.

Theo ĐSVN

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/suc-khoe/soc-nhiet-hon-me-vi-lam-viec-trong-nang-nong-175144.html)

Chủ đề liên quan:

Hôm mê nắng nóng sốc nhiệt

Tin cùng nội dung

  • Trung tâm Dự báo Khí tượng - Thủy văn Trung ương cho biết: Ngày hôm nay (19.4), vùng áp thấp nóng phía tây ảnh hưởng đến miền Bắc và Trung Bộ đạt ngưỡng mạnh nhất. Khiến nhiệt độ các tỉnh, thành tăng lên mức cao nhất trong đợt nắng nóng này.
  • Từ ngày 18/4, nắng nóng có khả năng mở rộng ra toàn bộ các tỉnh phía tây Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi.
  • (Mangyte) - TPHCM liên tiếp phát hiện 3 ca nhiễm não mô cầu. Bệnh này lây qua đường hô hấp với tốc độ nhanh, nguy cơ Tu vong cao.
  • Dự báo đợt nắng nóng ở miền Bắc sẽ chỉ kéo dài đến hết hôm nay (6/4) khi có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam. Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên từ ngày mai (7/4), ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có dông.
  • Nhiệt độ tiếp tục tăng ở khu vực miền Bắc và Trung TrungBộ. Nền nhiệt cao nhất phổ biến khoảng 35 – 38 độ, một số nơi trên 39 độ.
  • Thế giới sinh vật, động vật và con người hoạt động và phát triển đều chịu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết rõ rệt. Ở người, ảnh hưởng của khí hậu và thời tiết khác nhau giữa người trẻ và người cao tuổi (NCT) do đặc điểm sinh học của lứa tuổi này.
  • Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh tăng huyết áp (THA) nhưng người cao tuổi (NCT) có tỷ lệ mắc cao hơn. Theo thống kê, gần ¾ là người ở độ tuổi từ 70 tuổi trở lên bị THA.
  • Thời tiết nắng nóng trong mùa hè thực sự là một trở ngại lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường… Nếu người bệnh không được theo dõi và kiểm soát bệnh chặt chẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
  • Em bị ngứa ở mặt, một đốm ngứa ở bả vai và ngứa từ vùng bụng xuống đến đầu gối. Ngứa nhất là khi trời mưa, trời lạnh và nắng nóng...
  • Sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của các rối loạn liên quan đến nhiệt, sau chuột rút do nhiệt và say nắng. Sốc nhiệt thường là hậu quả của việc luyện tập thể thao hoặc lao động nặng nhọc trong môi trường nóng bức mà không uống bù đủ nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY