Ảnh minh họa
Hóa chất đang có nhiều nghi vấn là triphenyl phosphate (TPP). Các công tythường cho thêm hóa chất này vào các sản phẩm để khiến chúng ít bị bốc cháy hơn,nhưng trong sơn móng tay, nó được dùng để khiến sản phẩm bám dính chắc hơn vàomóng tay.
Mặc dù ảnh hưởng của hóa chất nói trên đối với sức khỏe con người vẫn chưarõ, nhưng thực tế rằng cơ thể của chúng ta có thể thẩm thấu các hóa chất thôngqua sơn móng tay là nguyên nhân gây lo ngại.
Theo các chuyên gia, tpp hiện được liệt kê là một thành phần của khoảng 49%trong tổng số 3.000 sản phẩm sơn và chăm sóc móng tay trong cơ sở dữ liệu của tổchức bảo vệ sức khỏe cộng đồng và môi trường ewg. song, ewg nghi ngờ, có thể cònnhiều công ty nữa đang sử dụng hóa chất này mà không khai báo.
Tpp cũng được dùng phổ biến trong nhiều sản phẩm gia dụng, giống như ghế ngồibằng cao su, các sản phẩm chăn, ga, gối, đệm và đồ điện tử. đây có thể là lí dotại sao các nhà khoa học đã phát hiện sự tồn tại của hóa chất này trong phần lớnnhững người tình nguyện trong các nghiên cứu đối với phụ nữ mang thai và các mẫusữa mẹ trên khắp thế giới.
Tpp bắt đầu được dùng rộng rãi ở các sản phẩm gia dụng kể từ khi nó được cấpbằng sáng chế lần đầu tiên năm 1910. một báo cáo đáng tin cậy năm 2002 của tổchức hợp tác và phát triển kinh tế (oecd) từng kết luận, do tpp gần như khônggây kích ứng da và hiếm khi gây kích ứng tới mắt nên hóa chất này ít có nguy cơgây hại hơn đối với sức khỏe con người. mặc dù mọi người được khuyến nghị thamvấn bác sĩ ngay nếu chẳng may nuốt phải tpp, nhưng theo các chuyên gia y tế,chất hóa học này nhìn chung được coi là an toàn để sử dụng trong các sản phẩm.
Tuy nhiên, kết quả đáng lo ngại từ các nghiên cứu tương liên mới, vốn pháthiện ra khả năng tpp có thể phá hủy các hoóc môn cả ở người và động vật, đã buộccác chuyên gia phải vào cuộc một lần nữa. đặc biệt, các nhà nghiên cứu đến từđại học duke (mỹ) đã tập trung xem xét các tác động tiềm tàng của việc hấp thutpp liều lượng thấp theo thời gian.
Các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng, khoảng 10 - 14 tiếng đồng hồ sau khi sơnmóng tay, những người tình nguyện có lượng dphp - hóa chất sinh ra khi cơ thểchuyển hóa tpp trung bình tăng cao gấp 7 lần so với trước khi dùng. khoảng 10 -20 tiếng đồng hồ sau, lượng dphp dường như đạt đỉnh và giảm xuống, ám chỉ sơnmóng tay có thể là một nguồn gây thẩm thấu tpp ngắn hạn.
Richard sachleben, phát ngôn viên của hiệp hội hóa học mỹ với 30 năm kinhnghiệm ca ngợi khám phá của nhóm nghiên cứu đh duke, nhưng nhấn mạnh, công trìnhnày được thiết kế không nhằm xác định lượng tpp tích tụ có thực sự gây hại chocon người hay không.
Song, một nghiên cứu trước đó hồi tháng 7/2015 từng phát hiện, những conchuột được cho tiếp xúc tpp trong một tháng đã bị teo nhỏ tinh hoàn. và theo mộtnghiên cứu hồi tháng 6/2015, tpp nằm trong một lớp chất làm chậm cháy có thểthay đổi các hoóc môn T*nh d*c ở cá ngựa. một nghiên cứu khác ở người cũng ghinhận, lượng tpp cao hơn trong các hộ gia đình (vốn thường tồn tại nhiều nhấttrong các đồ đạc bằng cao su bọt) có liên quan đến nồng độ tinh trùng thấp hơnvà sự gia tăng prolactin, một hoóc môn gắn liền với các trục trặc "chuyện ấy" ởcánh mày râu.
Trong khi chúng ta vẫn cần thêm nghiên cứu để xác định rõ hơn nữa tác hại củatpp đối với sức khỏe con người, các chuyên gia khuyến nghị, để an toàn, mọingười nên hạn chế sử dụng các sản phẩm sơn móng tay và đồ gia dụng chứa hóa chấtnày càng nhiều càng tốt.
Theo Tuấn Anh/Vietnamnet
Link bài gốc Lấy link
https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/son-mong-tay-co-the-pha-huy-hormone-phu-nu-269767.htmlTheo Tuấn Anh/Vietnamnet