Tin tức hôm nay

Tin tức

Sốt phải nghỉ học

Bộ GDĐT yêu cầu các đơn vị, trường học phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương chủ động xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm bảo đảm sức khỏe và thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 28-1-2020 của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công điện yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng sư phạm và trung cấp sư phạm chủ động phối hợp với các sở y tế và cơ quan có liên quan của địa phương triển khai một số việc để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của dịch bệnh, chủ động ứng phó có hiệu quả nhất trong trường học.

Bộ GD&ĐT yêu cầu các đơn vị, trường học phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương chủ động xây dựng chương trình hành động cụ thể nhằm bảo đảm sức khỏe và thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; theo dõi và quản lý tốt sức khỏe học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên, thông báo ngay cho cơ quan y tế khi phát hiện các trường hợp bất thường, kiên quyết không để dịch lây lan trong trường học.

Các đơn vị, trường học đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường về nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona và dịch bệnh mùa đông xuân; hướng dẫn học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh, phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc; giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.

Ngoài ra, các đơn vị, trường học cần triển khai mạnh mẽ các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại đơn vị; bảo đảm an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, cung cấp đủ nước uống, nước sạch cho trẻ em, học sinh, sinh viên, giáo viên, giảng viên, cán bộ, nhân viên nhà trường; thường xuyên làm vệ sinh môi trường, vệ sinh khử khuẩn lớp học...

Bên cạnh đó, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD&ĐT) cũng đã có công văn gửi Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đề nghị hỗ trợ bảo đảm an toàn và phòng chống dịch bệnh cho lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc.

Thông tin từ Đại sứ quán, đa phần lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc đã về nước nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020, tuy nhiên vẫn còn 141 lưu học sinh đang ở tại 20 địa phương của Trung Quốc. Nhằm hỗ trợ các lưu học sinh Việt Nam đang học tập tại Trung Quốc được an toàn, kịp thời thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, Cục Hợp tác quốc tế (Bộ GD&ĐT) đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình lưu học sinh và có biện pháp xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn cho lưu học sinh Việt Nam đang ở tại Trung Quốc.

Đồng thời, Cục Hợp tác quốc tế cũng đề nghị Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc trao đổi với Bộ Giáo dục Trung Quốc cập nhật về kế hoạch học tập nói chung cho lưu học sinh Việt Nam tại các cơ sở giáo dục của Trung Quốc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam sẽ trao đổi với Bộ Giáo dục Trung Quốc để bảo đảm việc học tập cho lưu học sinh nếu lưu học sinh phải tạm dừng việc học tập trong thời gian dịch bệnh hoặc có sự di chuyển theo sắp xếp của Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác của Việt Nam.

Trong khi đó, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (GDĐT) đã có công văn gửi Phòng GDĐT các quận, huyện, thị xã và hiệu trưởng các cơ sở giáo dục về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp. Theo đó, Sở GDĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo, trường học cần thông báo, tuyên truyền cho học sinh, giáo viên hạn chế đến các khu chợ bán đồ tươi sống, những nơi tụ tập đông người; ăn chín, uống sôi; không nên tiếp xúc với động vật và chất thải của động vật. Học sinh, giáo viên cũng cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách.

Sở GDĐT Hà Nội đề nghị học sinh, giáo viên giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi; cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Ngoài ra, Sở cũng yêu cầu các trường học theo dõi sĩ số và diễn biến tình hình sức khỏe học sinh, giáo viên, phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh dịch. Tất cả các trường hợp sốt đều phải nghỉ học, nghỉ làm việc để đến cơ sở y tế để khám, điều trị và thông tin với nhà trường.

Huyền Thanh

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Kien-quyet-khong-de-dich-lay-lan-trong-truong-hoc-579724/)

Tin cùng nội dung

  • Sự thiếu hụt những kỹ năng quan trọng giúp con người ta có thể suy nghĩ và trưởng thành được như một người lớn thực thụ.
  • Trường Tiểu học An Thạnh Đông C (huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng) xuống cấp và nguyện vọng của người dân là có ngôi trường mới để học sinh có nơi học khang trang. Thầy hiệu trưởng ngôi trường này đã hiến đất để xây dựng trường, việc làm của thầy khiến nhiều người nể phục.
  • Thống kê cho thấy, tỷ lệ Tu vong do viêm phổi ở NCT nước ta nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể lên tới 25%.
  • Mùa lạnh, cần đặc biệt chú ý đến bệnh viêm phổi ở người cao tuổi (NCT). Bệnh thường có xu hướng nặng hơn ở người trên 65 tuổi bởi sức chống đỡ của cơ thể đã kém, phổi lão hóa rõ rệt.
  • Bất cứ mùa nào trong năm, người cao tuổi (NCT) vẫn có thể bị viêm phổi, nhất là khi bị lạnh đột ngột. Bệnh viêm phổi ở NCT có thể phòng ngừa được nếu có sự quan tâm thích đáng của bản thân và gia đình họ.
  • Viêm phổi do rối loạn nuốt rất thường gặp ở người cao tuổi, người đang được theo dõi chăm sóc tại nhà, ở các khu dưỡng lão và thậm chí ngay cả trong bệnh viện.
  • Triệu chứng khó thở và ho liên tục có thể khiến bạn lo lắng đến các bệnh ở họng hoặc tim. Nhưng bạn có biết rằng, đó cũng có thể là 2 dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị viêm phổi .
  • Chị họ tôi bị viêm phổi, đang điều trị tại bệnh viện tỉnh. Tôi và mấy người nhà cùng vào viện thay nhau chăm sóc chị tôi.
  • Viêm phổi thường gây ra bởi vi khuẩn hoặc virus. Cũng có thể do nấm hoặc những hóa chất hít vào phổi.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY