Căng thẳng không hẳn chỉ có hại. Nó thực sự quan trong bởi căng thẳng chứng tỏ sự tập trung khi làm việc hay học tập. Nhưng khi căng thẳng quá mức thì cơ thể, đặc biệt là bộ não sẽ bị quá tải dẫn đến đau đầu, đau dạ dày, huyết áp cao, đau ngực, mất ngủ.
Một nghiên cứu năm 2018 được công bố trên tạp chí Thần kinh học cho thấy những người có mức độ căng thẳng cao có kết quả thấp hơn khi làm các bài kiểm tra trí nhớ so với những người không bị căng thẳng. Việc não bị teo ảnh hưởng đến phần não chịu trách nhiệm cho trí nhớ và học tập do đó căng thẳng càng mãn tính, bạn càng có khả năng bị suy giảm trí nhớ và khó tiếp thu những điều mới.
Những hiện tượng suy giảm trí nhớ này có thể dẫn đến chứng mất trí nhớ 10 đến 20 năm sau đó. Nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề tâm thần nghiêm trọng như trầm cảm.
Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện chức năng bộ nhớ và duy trì sức khỏe của não khi chúng ta già đi. Tập luyện sẽ giải phóng endorphin, hóa chất mang lại cho bạn cảm giác tích cực trong cơ thể.
Ngủ đủ giấc: Cơ thể lành lại và được phục hồi khi bạn ngủ. Nếu bạn thiếu ngủ thì nguy cơ bị căng thẳng càng cao.
Hãy ở bên những người thân yêu: Giao tiếp với bạn bè và gia đình tạo ra hoocmon cảm giác tốt có tên là oxytocin có thể làm giảm lo lắng.
Nghỉ ngơi hợp lý: Tham gia một lớp yoga hoặc thiền, mát-xa hoặc nghỉ ngơi ngắn để giúp bạn thư giãn và dành thời gian cho bản thân. Hãy để tâm trí được nghỉ ngơi sau những bộn bề của cuộc sống.
Mặc dù có mối liên hệ giữa căng thẳng và việc não bị teo nhỏ hơn nhưng Tiến sĩ Sudha Seshadri, tác giả của nghiên cứu này cho rằng không hẳn tất cả các loại căng thẳng đều khiến não bị teo. Nghiên cứu đã sử dụng mức cortisol để đo mức độ căng thẳng vì não tạo ra cortisol khi chúng ta bị căng thẳng.
Tuy nhiên, cortisol cũng có thể được tạo ra do viêm, Bruce McEwen, nhà thần kinh học tại Đại học Rockefeller ở New York, người không tham gia nghiên cứu cho biết. Vì vậy, mức độ cortisol trong nghiên cứu có thể không phải là 100% do căng thẳng.