Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Sự khác biệt giữa sốt phát ban và bệnh sởi

Sốt phát ban và bệnh sởi là 2 căn bệnh khác nhau. Nắm rõ các thông tin về 2 chứng bệnh này sẽ giúp bạn phân biệt rõ được chúng, từ đó mới tìm được hướng...

mặc dù sốt phát ban và bệnh sởi có các các triệu chứng bệnh tương tự nhau, nhưng bản chất của 2 căn bệnh này lại hoàn toàn khác biệt. nắm rõ những đặc điểm của sốt phát ban và sởi sẽ giúp người bệnh xác định được hướng điều trị chính xác và hiệu quả.

I/ Sởi và sốt phát ban khác nhau như thế nào?

Vì sởi (measles) và sốt phát ban (roseola) đều do virus gây ra, chúng cũng có những biểu hiện tương tự nhau nên việc nhầm lẫn giữa hai chứng bệnh là điều hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, đây lại là 2 căn bệnh hoàn toàn khác nhau. Những thông tin mà chúng tôi cung cấp dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ 2 tình trạng này.

Nguyên nhân gây bệnh

Điểm khác biệt đầu tiên giữa sởi và sốt phát ban mà chúng ta cần phải nói đến đó chính là nguyên nhân gây bệnh.

♦ Sởi:

Đây là chứng bệnh do một loại virus ARN thuộc họ Paramyxoviridae gây ra. Loại virus này có thể sống ở ngoài môi trường trong khoảng vài giờ. Do đó, nếu một người khỏe mạnh không may tiếp xúc phải các virus này cũng sẽ khiến cơ thể bị mắc bệnh.

♦ Sốt phát ban:

Khác với bệnh sởi, sốt phát ban xảy ra khi cơ thể bị nhiễm siêu vi trùng rubella. đa số các trường hợp bị sốt phát ban do sự tấn công của siêu vi human herpes 6. ngoài ra, siêu vi human herpes 7 cũng có thể gây bệnh cho bạn. bên cạnh đó, các loại siêu vi trùng này còn có mối liên hệ với những con siêu vi gây bệnh herpes và bệnh lở miệng cold sore.

Triệu chứng bệnh

Mặc dù sởi và sốt phát ban có các triệu chứng tương tự nhau, nhưng khi được xem xét một cách kỹ lưỡng thì chúng lại có những điểm khác biệt. do đó, nếu muốn biết mình đang bị sởi hay bị sốt phát ban, hãy chú ý kỹ vào các đặc điểm bệnh ngay sau đây:

♦ Sởi: 

Phát ban da do bệnh sởi thường có màu đỏ hoặc nâu đỏ. các biểu hiện này sẽ bắt đầu ở vùng mặt, sau đó lan xuống phía dưới, cuối cùng là lan ra khắp cơ thể và gây sưng. đây được xem là triệu chứng bệnh đặc trưng của bệnh sởi. ngoài ra, nó cũng có thể gây ra các biểu hiện khác, cụ thể:

    Ho, sốt.

Sau khi bị nhiễm virus, các triệu chứng bệnh thường sẽ không xuất hiện ngay mà phải trải qua một thời gian ủ bệnh. Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 10 – 15 ngày.

♦ Sốt phát ban:

Cơ thể sốt cao một cách đột ngột, sau đó là da bị phát ban được xem là dấu hiệu đặc trưng của bệnh sốt phát ban. sốt thường kéo dài khoảng 1 tuần và người bệnh sẽ bị phát ban khoảng 12 – 24 giờ sau khi tình trạng sốt chấm dứt.

Nếu như phát ban của bệnh sởi có màu đỏ hoặc nâu đỏ thì sốt phát ban lại nổi ban màu hồng hoặc màu hồng nhạt. các vùng da bị bệnh thường bắt đầu ở vùng bụng, sau đó lan ra khắp mặt rồi đến cánh tay và chân. ngoài ra, bệnh có thể gây ra các triệu chứng khác nữa. cụ thể:

    Cơ thể dễ cáu gắt, bực dọc.

Cũng tương tự như bệnh sởi, khi bị nhiễm virus, các triệu chứng của sốt phát ban sẽ không xuất hiện ngay lập tức mà sau thời gian ủ bệnh khoảng 1 – 2 tuần thì mới thấy được các biểu hiện của nó.

Ai có nguy cơ mắc bệnh?

Bệnh sởi và phát ban da đều là các chứng bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ. tuy nhiên, sự khác biệt ở đây là:

♦ Sởi:

Bệnh sởi thường xuất hiện ở những trẻ chưa được tiêm phòng. Ngoài ra, những người thiếu vitamin A cũng là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh.

♦ Sốt phát ban:

Đối tượng dễ mắc sốt phát ban nhất là những trẻ từ 7 – 13 tháng tuổi, hiếm khi xảy ra ở những đối tượng trên 2 tuổi. khác với sởi, sốt phát ban thường không gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. khi bị bệnh, chúng vẫn có thể sinh hoạt và vui chơi như thường.

Khả năng lây nhiễm

Vì đều do virus gây ra nên cả sởi và sốt phát ban đều có khả năng lây nhiễm. chúng lây lan qua đường hô hấp, thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh. khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi, người bệnh đã vô tình tống khứ các virus gây bệnh ra bên ngoài không khí, từ đó lây bệnh cho những ai không may hít phải những virus này.

Biến chứng

Bệnh sởi và phát ban nếu không được chữa trị sớm đều có khả năng gây ra các biến chứng nghiêm trọng. tuy nhiên những biến chứng mà chúng gây ra lại thường không giống nhau:

♦ Sởi: 

Bệnh sởi có thể gây ra các biến chứng như sau:

    Viêm phế quản.

♦ Sốt phát ban:

Những đối tượng bị sốt phát ban thường sẽ tự hồi phục mà không cần đến sự can thiệp của các biện pháp y tế. tuy khá hiếm gặp nhưng trong một số trường hợp bệnh nặng, nó có thể gây ra các biến chứng như sau:

    Viêm màng não.

II/ Sự khác biệt trong việc chẩn đoán, điều trị sởi và sốt phát ban

Chẩn đoán

Với sởi và sốt phát ban, các bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng cách dựa vào các triệu chứng mà bạn đang mắc phải. Cụ thể:

    Nếu thấy xuất hiện các đốm trắng trong miệng, ho, sốt, đau họng thì nguy cơ cao là bạn đã bị bệnh sởi.

Trong trường hợp không thể đưa ra được các kết luận chính xác về bệnh, bạn có thể sẽ được chỉ định làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem có tồn tại virus sởi hoặc có tồn tại các kháng thể với bệnh sốt phát ban hay không. từ những kết quả thu được, bác sĩ sẽ đưa ra được các kết luận chính xác về bệnh.

Điều trị

Các loại Thu*c kháng sinh sẽ không được sử dụng để chữa bệnh sởi và sốt phát ban, vì chúng sẽ không có tác dụng với các bệnh do virus gây nên. thay vào đó, 2 chứng bệnh này sẽ được chữa trị bằng những cách như sau:

♦ Sởi:

Cho đến nay vẫn chưa có các loại Thu*c theo toa để chữa trị bệnh sởi. Bệnh thường sẽ tự khỏi trong khoảng 2  – 3 tuần. Nhưng để làm cho bạn cảm thấy dễ chịu hơn trước các triệu chứng bệnh gây ra, các biện pháp chữa trị sau đây có thể sẽ giúp ích cho bạn.

    Dùng acetaminophen giúp hạ sốt và giảm đau cơ.

♦ Sốt phát ban: 

Với bệnh sốt phát ban, không có cách điều trị cụ thể mà chúng thường sẽ tự khỏi sau một thời gian phát bệnh. Nhưng để cải thiện các biểu hiện của bệnh, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại Thu*c không kê đơn như ibuprofen, acetaminophen để bạn dùng. Những trường hợp có hệ miễn dịch suy yếu, bác sĩ có thể kê thêm Thu*c kháng virus ganciclovir, chúng cũng sẽ có tác dụng tốt trong việc khắc phục triệu chứng bệnh.

Ngoài ra, bạn cần cho trẻ uống nhiều nước, lựa chọn các bộ quần áo mát mẻ để trẻ mặc. Đặc biệt là phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ, nó sẽ giúp cho hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn, khả năng kháng lại bệnh tật cũng sẽ tốt hơn.

Chính vì sởi và sốt phát ban là 2 căn bệnh hoàn toàn khác nhau, do đó nắm vững các đặc điểm của chúng sẽ giúp bạn phân biệt rõ 2 chứng bệnh. từ đó mà bạn có thể đề ra được hướng khắc phục bệnh chính xác và an toàn.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/su-khac-biet-giua-sot-phat-ban-va-benh-soi)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh sởi có khả năng phát sinh các loại biến chứng khác nhau do phong tà, hỏa độc, thực tích, đờm thấp... quá mạnh đều khiến sởi bị bế lại (vít) không mọc ra được, xuất hiện tình trạng đang mọc mà không mọc, xuất hiện chứng nghịch hoặc nguy nhiễm như sởi mọc không thấu hoặc bay đi quá nhanh...
  • Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut sởi, thường hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, vào mùa xuân, sởi là bệnh rất dễ lây lan. Y học cổ truyền gọi bệnh sởi là ma chẩn hay sa tử do trẻ em bị bệnh sởi xuất hiện những nốt đỏ, hơi nổi cao, sờ vào thấy vướng tay như các hạt vừng.
  • Ở giai đoạn này, trẻ thường sốt đột ngột hoặc tăng dần, ngạt mũi, ho, mắt đỏ chảy nước, sợ ánh sáng, mệt mỏi, buồn ngủ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, có thể ăn kém, đi ngoài phân loãng. Giai đoạn sơ khởi kéo dài 3-5 ngày.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Theo Lương y Đình Thuấn, Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ bị mắc sởi tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY