Bệnh nhân điều trị cúm tại bệnh viện Nhi TW. Ảnh: VGP/Hiền Minh
Trong đó, Sở Y tế TP.HCM cho biết, nhà nhập khẩu thuốc không tiếp tục ký hợp đồng và không cung ứng thuốc cho bệnh viện. Bệnh viện Nhi Trung ương cũng phản ánh, đơn vị cung cấp thuốc đang hết hàng, không có khả năng cung ứng thuốc này.
Đơn vị cung ứng thuốc cho 2 đơn vị này là Công ty Cổ phần dược liệu Trung ương 2. Vì vậy, Cục Quản lý dược có văn bản gửi Công ty cổ phần dược liệu Trung ương 2, yêu cầu khẩn trương thực hiện các thủ tục cần thiết để nhập khẩu thuốc Tamiflu 75 mg phục vụ điều trị bệnh cúm hiện nay.
Trao đổi với phóng viên, TS. Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới Nhi khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, Tamiflu thường được chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân mắc cúm có biến chứng hoặc kèm bệnh về hô hấp...
“Nếu sử dụng Tamiflu sau 48 giờ kể từ khi có triệu chứng cúm, gần như không có tác dụng. Theo số liệu của Hội nghị cúm quốc tế tổ chức ở Singapore vào tháng 9/2019 vừa rồi, sau 6 ngày sử dụng Tamiflu cho bệnh nhân cúm, kết quả xét nghiệm virus cúm vẫn còn tới 60% , sau 10 ngày dùng, vẫn còn 30-40% virus cúm. Đây là thuốc bán theo đơn bác sĩ chỉ định”, TS. Đỗ Thiện Hải chia sẻ.
Cũng theo TS. Đỗ Thiện Hải khuyến cáo, để phòng bệnh cúm, người dân cần vệ sinh mũi, họng hằng ngày cho trẻ và bản thân bằng nước muối; giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng...
Theo Cục Y tế dự phòng, tại Việt Nam chưa ghi nhận chủng virus cúm mới cũng như chưa có sự đột biến gene làm tăng độc tính hay gây kháng thuốc ở các chủng virus cúm lưu hành trên người. Dự báo trong thời gian tới, số mắc bệnh cúm có thể ghi nhận gia tăng trên toàn quốc, nhất là trong mùa đông xuân và dịp Tết Nguyên đán, lễ hội tập trung đông người, vì vậy người dân cần đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng; tiêm vaccine cúm mùa; hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.
Hiện tại, có 6 loại thuốc chứa hoạt chất Oseltamivir Phosphate 75 mg điều trị bệnh cúm do Italy, Pháp và Ấn Độ sản xuất, có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam còn hiệu lực.
Hiện tại, đề án kê đơn thuốc điện tử đang được triển khai thí điểm tại 2 tỉnh hưng yên và hà tĩnh, sắp tới sẽ triển khai áp dụng đồng thời ở các cơ sở khám chữa bệnh công và tư nhân trên phạm vi toàn quốc.
giao diện phần mềm đơn thuốc điện tử đang thực hiện thí điểm tại hà tĩnh. ảnh: vgp/hiền minh.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết tại Hội thảo truyền thông nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, tổ chức ngày 20/12 tại Hà Nội.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, hiện nay, các bệnh viện kê đơn thuốc bằng máy tính trên phần mềm quản trị bệnh viện, nhưng mỗi bệnh viện có định dạng chuẩn dữ liệu khác nhau và không đồng nhất khối dữ liệu nên rất khó liên thông ra ngoài cơ sở khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân vẫn áp dụng kê đơn thuốc vào giấy hoặc sổ y bạ, cũng rất khó để kiểm soát đơn thuốc của bác sĩ nào kê tại đâu cũng như bác sỹ có đủ thẩm quyền kê đơn thuốc không, khó kiểm soát được các nhà thuốc có thực hiện bán thuốc theo đơn không. Thậm chí một số đơn thuốc viết tay rất khó đọc hoặc kê đơn thuốc không đúng quy định (như kê thực phẩm chức năng và mỹ phẩm)…
Theo đó, đề án đơn thuốc điện tử quốc gia do cục quản lý khám chữa bệnh thực hiện sẽ khắc phục tình trạng tái bán các loại thuốc chỉ được bán khi có đơn, đặc biệt là kháng sinh và thuốc kiểm soát đặc biệt; thống kê, tổng hợp, phân tích việc kê đơn nhằm truy suất nguồn gốc và trách nhiệm từng tổ chức, cá nha trong trường hợp vi phạm và hỗ trợ công tác thanh kiểm tra.
Đồng thời, trên cơ sở dữ liệu của kho đơn thuốc có thể tạo ra báo cáo đánh giá đúng về hiện trạng sức khỏe của người dân cũng như các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế, đưa tới dự báo tình hình, xu hướng bệnh tật, nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân trong hệ thống khám chữa bệnh.
Đề án này đang được cục quản lý khám chữa bệnh triển khai thí điểm tại hà tĩnh và hưng yên với phần mềm đơn thuốc điện tử quốc gia. theo đó, toàn bộ đơn thuốc đã kê của các cơ sở thực hiện thí điểm đều đã được gửi lên đơn thuốc điện tử quốc gia và các cấp quản lý; các cơ sở cũng cũng nhận được đơn thuốc qua hệ thống điện tử và tiến hành bán thuốc theo đơn.
Với phần mềm này, người dân sẽ mua thuốc ở bất kỳ đâu trên lãnh thổ Việt Nam mà đảm bảo có đơn thuốc (bằng mã đơn của chính mình), hoặc có thể truy suất được bác sĩ đã kê đơn của mình, từ đó có thể kiến nghị phản hồi hoặc xin tái kê đơn. Người dân cũng được cảnh báo về các loại thuốc phải tái kê đơn, thuốc kháng sinh, các loại thuốc cấm khác và được cảnh báo về các đơn thuốc quá hạn, cần phải tái khám…
Thực tế, hiện nay, các bệnh viện đang sử dụng nhiều phần mềm của các nhà cung cấp khác nhau, vì vậy phần mềm đơn thuốc điện tử quốc gia sẽ ban hành các quy chuẩn như chuẩn đơn thuốc điện tử, chuẩn kết nối liên thông đơn thuốc điện tử, chuẩn mã định danh điện tử cho bác sĩ và cơ sở khám chữa bệnh… để toàn bộ các phần mềm đang có hoàn thiện, chỉnh sửa, nhằm đáp ứng liên thông gửi đơn thuốc tới đơn thuốc điện tử quốc gia.
Thời gian gần đây, người dân có thẻ bảo hiểm y tế đến khám chữa bệnh các cơ sở y tế công lập ở Bình Dương đều được bác sĩ kê đơn mua thêm thuốc bên ngoài do thiếu thuốc bảo hiểm y tế. Họ đa số là người nghèo, gặp nhiều chứng bệnh nặng, nên việc mua bảo hiểm y tế để giảm bớt phần nào gánh nặng về kinh tế.
4 tháng gần đây, Bệnh viện huyện Dầu Tiếng hết một số loại thuốc cấp cho bệnh nhân bảo hiểm y tế nên bà phải chuyển lên điều trị ở bệnh viện tuyến trên. Tuy nhiên, ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương cũng chung tình trạng thiếu thuốc.
Bà Trần Thị Hoàng than thở: “Mình nghèo mua thẻ bảo hiểm y tế để được bảo hiểm lo tiền thuốc, thế nhưng có bảo hiểm lại không có thuốc. Bác sĩ nói không có thuốc đành phải chạy mua bên ngoài. Bệnh luôn mang trong mình nếu không mua thì không chữa được bệnh. Mua thuốc ở trong bệnh viện đỡ chút, bước ra ngoài tư mua mắc lắm".
Không chỉ bà Hoàng, mà rất nhiều người khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế ở Bình Dương đều cho biết, đang có hiện trạng thiếu thuốc cấp cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế.
Lý giải cho nguyên nhân trên, ông Lục Duy Lạc, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, theo quy định, để có nguồn thuốc bảo hiểm y tế cấp cho bệnh nhân, các cơ sở y tế công lập phải mua thuốc theo kết quả đấu thầu tập trung của tỉnh. Kết quả đấu thầu mua thuốc năm 2018 của các cơ sở y tế công lập ở Bình Dương đã hết hiệu lực từ tháng 3/2019, dẫn đến những cơ sở không mua đủ thuốc dự trữ từ trước bị rơi vào tình trạng thiếu nhiều loại thuốc bảo hiểm y tế. Còn các cơ sở khám chữa bệnh đã có kế hoạch dự trữ nhiều thuốc nhưng do một số loại bệnh gia tăng làm cho một số loại thuốc hết sớm.
Ông Lục Duy Lạc cho biết, trong khi chờ kết quả đấu thầu thuốc dự kiến đến tháng 1/2020 mới có kết quả, thì Sở Y tế Bình Dương đã triển khai giải pháp tạm thời, đó là điều chuyển thuốc giữa các cơ sở y tế công lập trong tỉnh. Khi kết quả đấu thầu được công bố, các cơ sở khám chữa bệnh trong ở Bình Dương sẽ mua thuốc theo đấu thầu để đảm bảo việc cung cấp thuốc cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế.
Ông Lục Duy Lạc thừa nhận khuyết điểm:“Thời gian qua Ngành Y tế gặp nhiều khó khăn, nhất là trong vấn đề đấu thầu thuốc. Đại diện ngành xin nhận khuyết điểm mong bà con hết sức thông cảm và sẽ đồng hành với ngành y tế vượt qua khó khăn”.
Một vấn đề khác đặt ra đó là, đối với những bệnh nhân bảo hiểm y tế đang phải bỏ tiền túi ra để mua thuốc điều trị, liệu có được hoàn tiền?, ông Lạc cho hay, họ sẽ không được cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương thanh toán lại theo Nghị định 146. Như vậy là, cho đến khi có kết quả đấu thầu, người khám chữa bệnh theo diện bảo hiểm y tế vẫn sẽ tiếp tục chịu thiệt thòi.
Liên quan đến vụ án Nguyễn Minh Hùng (41 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc VN Pharma); Võ Mạnh Cường (41 tuổi, nguyên Giám đốc Công ty TNHH TM hàng hải Quốc tế H&C) cùng đồng phạm buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, xảy ra tại TP.HCM và các tỉnh, thành phố khác, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã có yêu cầu Sở Y tế Cà tỉnh Cà Mau cung cấp thông tin, tài liệu liên quan để phục vụ điều tra.
Liên quan vụ án VN Pharma, Sở Y tế Cà Mau phải cung cấp hồ sơ cho Bộ Công an.
Cụ thể cơ quan điều tra đề nghị Sở Y tế Cà Mau cung cấp hợp đồng mua bán, hóa đơn, chứng từ thể hiện các cơ sở khám chữa bệnh, nhà thuốc và công ty kinh doanh dược phẩm trên địa bàn tỉnh Cà Mau có mua bán, sử dụng 9 loại thuốc do Công ty Health 2000 inc (địa chỉ 30-70 Creek, Richmond Hill, Ontario, Canada) sản xuất gồm: Extrafovir, sisa số VN-8494-09; Kaderox-250, visa số VN-8495-09; Kafotax-1000, visa số VN-8496-09; MGP Axinex-1000, visa số VN- 8497-09; MGP Mosinase- 625, visa số VN-8498-09; H2K Ciprofloxacin infusion 200mg/100ml, visa số VN-11531-10; H2K Levofloxacin infusion 500mg/100ml, visa số VN-11532-10; Viocef, visa số VN-17964-14; Vipanzol, visa số VN-17965-14. Thời gian cung cấp từ năm 2009 đến nay.
Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng đề nghị cung cấp số lượng thuốc, số tiền các cơ sở khám, chữa bệnh đã đề nghị thanh toán theo chế độ bảo hiểm y tế và cả hồ sơ đấu thầu 9 loại thuốc trên. Đồng thời, các cơ sở khám, chữa bệnh, nhà thuốc, và công ty kinh doanh được phẩm trên địa bàn tỉnh Cà Mau có thực hiện tiêu hủy 9 loại thuốc nêu trên không? Nếu có, cung cấp thông tin về loại thuốc, số lượng, số lô tiêu hủy và tài liệu thể hiện việc tiêu hủy.