Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Quả cơm cháy đen có tác dụng thế nào trong việc điều trị cảm cúm và cảm lạnh?

Tuy không phải phương Thu*c thần kỳ nhưng thực sự loại quả này có thể chữa cúm hoặc cảm lạnh vô cùng hiệu quả.

Trong đông y, Theo Marc Goldstein, bác sĩ kiêm trưởng khoa dị ứng và miễn dịch tại Bệnh viện Pennsylvania,

Quả cơm cháy rất nổi tiếng với đặc tính chống cúm và cảm lạnh. Tuy nhiên, loại quả này không có tác dụng chữa khỏi bệnh 100%. Một nghiên cứu tại Na Uy đã chỉ ra, quả cơm cháy giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau khi bị cảm cúm. Các tình nguyện viên đã được sử dụng chiết xuất của loại quả này trong vòng một tuần kể từ khi triệu chứng cúm xuất hiện. Kết quả cho thấy cơ thể của họ hồi phục nhanh hơn trung bình 4 ngày đó so với dùng giả dược.

Theo bác sĩ Golderberry, quả cơm cháy giúp bảo vệ đường hô hấp do chúng có khả năng làm chậm quá trình nhân lên của virus. Một nghiên cứu khác đã chỉ ra, các tình nguyện viên uống hai viên nang chiết xuất quả cơm cháy mỗi ngày trong vòng 10 ngày nhận thấy các triệu chứng về bệnh đường hô hấp giảm đáng kể so với dùng giả dược. Tuy không có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng, loại thảo dược này lại tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.

Chống viêm

Ngoài khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch, quả cơm cháy còn sở hữu đặc tính chống viêm mạnh mẽ. Các chất chống oxy hóa trong loại thảo dược này có thể giảm viêm, điều đặc biệt cần thiết khi cơ thể đang phải chống lại sự tấn công của virus hoặc vi khuẩn. Stacy Mobley, bác sĩ tại Trung tâm tư vấn sức khỏe Ayurvedic cho biết, hiệu quả chống viêm phụ thuộc vào lượng bạn tiêu thụ mỗi ngày.

Cải thiện lưu thông

Do sở hữu một lượng lớn chất chống oxy hóa, cơm cháy có thể thúc đẩy lưu thông trong mạch máu và mao mạch. Hơn nữa, bạn thậm chí còn kiểm soát được huyết áp nhờ loại thảo dược này. Theo bác sĩ Mobley, tăng huyết áp thường xảy ra khi người bệnh mắc phải các vấn đề sức khỏe gây sốt.

Điều chỉnh lượng đường huyết trong máu

Theo nghiên cứu trên động vật tại Đại học Fordham, quả cơm cháy có công dụng duy trì lượng đường huyết trong máu ở mức bình thường. Đây là điều đặc biệt cần thiết đối với những người đang bị nhiễm khuẩn, do vi khuẩn có khả năng phát triển mạnh nhờ việc hấp thụ đường trong cơ thể.

Tuy vậy, quả cơm cháy lại không được khuyến khích sử dụng với người bị tăng đường huyết do bệnh tiểu đường. Do đó, nếu bạn đang phải đối mặt với căn bệnh này, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Có nên bổ sung loại quả này mỗi ngày?

Mọi người không cần tiêu thụ quả cơm cháy hàng ngày hoặc coi đây là biện pháp nhất thiết để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Hãy dùng chỉ khi bạn mắc cảm lạnh hay cúm và cần hồi phục nhanh hơn.

Theo một trong những nghiên cứu đầu tiên về tác động của loại quả này đối với bệnh cúm, người uống nước quả cơm cháy trong vòng 48 giờ đầu tiên mắc bệnh nhận thấy các triệu chứng được cải thiện đáng kể sau đó.

Tác dụng phụ của quả cơm cháy là gì?

Mặc dù có nhiều công dụng nhưng bác sĩ Mobley chỉ ra, lạm dụng quả cơm cháy trong một số trường hợp có thể dẫn tới các triệu chứng khó chịu về đường ruột. Mọi người cần lưu ý loại quả này phải được nấu chín trước khi dùng. Nếu gặp phải phản ứng dị ứng như nổi mề đay, sưng lưỡi hoặc môi, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức.

Quả cơm cháy không phù hợp với tất cả mọi người. Nghiên cứu tại Trung tâm y tế Wexner trực thuộc Đại học bang Ohio đã chỉ ra, người mắc bệnh tự miễn hoặc được cấy ghép nội tạng không nên tiêu thụ do chúng có thể tác động xấu tới hệ miễn dịch. Nếu bạn sở hữu một hệ miễn dịch kém, đặc biệt đã từng áp dụng các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị hoặc xạ trị, tốt hơn hết hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

(Nguồn: Womenshealthmag)

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/qua-com-chay-den-co-tac-dung-the-nao-trong-viec-dieu-tri-cam-cum-va-cam-lanh-20200419142956426.chn)

Tin cùng nội dung

  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.