Bài thuốc dân gian hôm nay

Thuốc nam chữa cảm cúm

Cảm cúm có thể xuất hiện 4 mùa nhưng thường hay gặp nhất về mùa đông xuân vì các tác nhân gây bệnh phát triển nhiều và sức đề kháng của cơ thể kém.
cảm cúm">cảm cúm có thể xuất hiện 4 mùa nhưng thường hay gặp nhất về mùa đông xuân vì các tác nhân gây bệnh phát triển nhiều và sức đề kháng của cơ thể kém. Cúm hay phát triển thành dịch. Theo Đông y, cảm cúm">cảm cúm thuộc phạm vi ôn bệnh (còn gọi là ôn dịch, dịch lệ). Y học cổ truyền có thể điều trị các thể nhẹ và điều trị hỗ trợ các thể trung bình.

- Với triệu chứng nổi bật là sốt, sợ gió lạnh, không có mồ hôi hoặc ít mồ hôi, nhức đầu, hơi có cảm giác khát, rêu lưỡi mỏng, mạch nhanh (trên 90 lần/phút). Đông y sử dụng các vị Thuốc có tinh dầu, tính cay mát, sát khuẩn đường hô hấp như bạc hà, kinh giới; có tính kháng sinh như kim ngân hoa, liên kiều; có tác dụng hạ sốt như như lá tre, lá dâu; giảm ho, đau họng như cát cánh, cam thảo, ngưu bàng tử...

Bài Thuốc: liên kiều 40g, kim ngân 40g, bạc hà 24g, kinh giới 16g, trúc diệp (lá tre) 16g, đậu xị 20g, cát cánh 24g, ngưu bàn tử 24g, cam thảo 20g. Các vị Thuốc trên xay nhỏ, mỗi lần uống 30g sắc với rễ lau tươi, khi thấy hương thơm bốc lên thì rót ra uống (không sắc lâu vì bay mất tinh dầu làm giảm tác dụng của Thuốc). Ngày uống 3 lần, uống liền 3 ngày.

- Với triệu chứng chính là ho, sốt nhẹ 38 - 38,5 độ, hơi khát nước, thường dùng các Thuốc có vị cay, tính mát, kháng khuẩn, giảm ho, hạ sốt nhẹ. Bài Thuốc gồm: hạnh nhân 8g, bạc hà 7g, cúc hoa 4g, sinh cam thảo 3g, liên kiều 6g, tang diệp 8g, cát cánh 8g, rễ lau 8g. Sắc uống ngày một thang, chia 3 lần uống trong ngày.

Lưu ý: Nếu có cảm giác nóng trong ngực, thêm hoàng cầm để thanh phế nhiệt, chống bội nhiễm. Nếu khát nước thêm thiên hoa phấn để tăng thể dịch, giảm cảm giác háo khát.

- Với triệu chứng toàn thân nóng, nằm không yên, ra mồ hôi, khó thở kiểu hen, ho, mạch nhanh trên 90 lần/phút. Phương pháp chữa thanh nhiệt, tuyên phế, bình suyễn. Các vị Thuốc thường dùng có tác dụng giãn phế quản, giảm xuất tiết, giúp thông đường thở, giảm ho và hạ sốt.

Bài Thuốc gồm các vị sau: ma hoàng 12g, hạnh nhân 12g, trích thảo 12g, thạch cao 16 - 40g. Sắc uống ngày 1 thang, uống trong ngày, uống liền 3 ngày.

Bác sĩ Trần Thuấn

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-thuoc-nam-chua-cam-cum-17775.html)

Tin cùng nội dung

  • Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ cơ thể của người cao tuổi (NCT) rõ nét mỗi khi thời tiết chuyển mùa, nhất là từ nóng sang lạnh. Trong các bệnh mà NCT dễ mắc phải hoặc tái phát khi chuyển mùa thì bệnh về đường hô hấp là loại bệnh hay gặp nhất.
  • Thời tiết khô, lạnh của mùa đông là điều kiện lý tưởng để virus cúm phát triển. Vì vậy đừng chủ quan với sức khỏe của bản thân và gia đình bạn trong dịp cuối năm này.
  • Mũi được coi là cơ quan đặc biệt của con người. Đã từ lâu các nhà bác học chú ý tới mũi nhưng chủ yếu là để chữa bệnh cảm cúm.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Theo Đông y, cóc mẳn vị cay, tính ấm, vào kinh thủ thái âm. Có tác dụng trừ phong, tán hàn, thắng thấp, thông mũi. Dùng chữa cảm mạo, hen suyễn, viêm họng, viêm amiđan, ho gà, kiết lị, lở loét ngoài da.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY