theo các nhà khoa học, gián sống sót sau khi bị chặt đầu bằng cơ chế đông máu ở cổ. việc thở của chúng diễn ra thông qua các lỗ nhỏ trên cơ thể được gọi là lỗ thông mà không được não kiểm soát. vì gián là loài máu lạnh nên chúng cần ít thức ăn và có thể sống hàng tuần bằng những gì đã ăn trước ngày bị chặt đầu.
hơn nữa, gián có hạch khắp cơ thể nên vẫn có khả năng phản ứng trước một kích thích (ví dụ như việc nhà khoa học dùng bút đâm vào chúng). chính vì thế, chúng vẫn có thể di chuyển xung quanh dù không có đầu.
trong khi đó, đầu gián cũng có thể tiếp tục sống mà không cần cơ thể trong nhiều giờ sau khi bị tách ra. nếu đủ chất dinh dưỡng, chúng thậm chí có thể tồn tại lâu hơn mặc dù không hoàn toàn giống với lúc có đầy đủ chức năng từ cơ thể.
công bằng mà nói, gián là những sinh vật nhỏ nhưng có sức sống bền bỉ. tuy nhiên, một câu hỏi mà các nhà khoa học quan tâm là liệu gián có thể sống sót sau vụ nổ hạt nhân? liệu chúng có đơn độc sống sót trên trái đất sau ngày tận thế của chiến tranh hạt nhân?
câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi đầu tiên là có. những con gián được tìm thấy giữa đống đổ nát sau khi các quả bom hạt nhân được ném xuống hiroshima và nagasaki vào năm 1945. các nhà khoa học lưu ý rằng con người cũng được tìm thấy còn sống, nhưng nhiều người trong số họ đã ch*t vì nhiễm phóng xạ. tuy nhiên, không có hồ sơ nào về việc theo dõi sức khỏe của những con gián khi chúng sống sót sau các vụ nổ.
thử nghiệm khả năng chống lại bức xạ của gián trước và sau những vụ nổ hạt nhân
các nhóm nghiên cứu, bao gồm các nhà khoa học từ mythbusters, đã thử nghiệm khả năng chống lại bức xạ của gián trước và sau những vụ nổ hạt nhân. trong hơn một tháng, họ đã cho các con gián, mọt bột khác nhau tiếp xúc với 1.000 rad (đơn vị đo liều hấp thụ bức xạ), 10.000 rad và 100.000 rad. sau thử nghiệm, 10% gián từ nhóm tiếp xúc với 10.000 rad (gấp 10 lần liều lượng gây ch*t người) vẫn còn sống. tuy nhiên, không con nào trong số này có thể tồn tại ở mức 100.000 rad.
tuy nhiên, những con mọt bột đã làm được điều đó. 10% trong số chúng sống sót trước mức 100.000 rad suốt 30 ngày của cuộc thử nghiệm. điều này chứng tỏ bản thân chúng cứng cáp hơn nhiều so với những con gián đã ch*t từ lâu.
tuy nhiên, thí nghiệm không xem xét liệu gián và mọt bột có thể tạo ra con cái sống sót hay không. chúng có thể là côn trùng sống sót sau các vụ nổ và bức xạ, chỉ là không thể tiếp tục cuộc sống đủ lâu để đối phó với việc toàn bộ chuỗi thức ăn đã bị xóa sổ. dù bằng cách nào thì có vẻ như gián sẽ có kết quả tệ hơn nhiều loài côn trùng khác nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân.
nhà sinh vật học tiến hóa mark elgar nói với earthsky: “có một số bằng chứng cho thấy gián có vẻ khá kiên cường với tia gamma, mặc dù chúng không nhất thiết là loài có khả năng chống chịu cao nhất trong các loài côn trùng. bạn có thể lập luận rằng một số loài kiến, đặc biệt là những con kiến đào tổ sâu trong lòng đất, sẽ có nhiều khả năng sống sót sau ngày tận thế hơn loài gián”.
Chủ đề liên quan:
bom hạt nhân chiến tranh hạt nhân có thể gián hạt nhân sống sót sự sống về việc vụ nổ