Tai , Mũi , Họng hôm nay

Sưng đau họng là bệnh gì, vì sao chữa mãi không khỏi?

Sưng đau họng thường là triệu chứng của bệnh viêm họng cấp. Bệnh thường xuất hiện nhiều ở nhóm trẻ em dưới 7 tuổi và ảnh hưởng rộng vào thời điểm giao mùa. Việc chủ quan trong phòng ngừa và điều trị sai cách có thể khiến bệnh trở nặng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Mới đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TPHCM) tiếp nhận điều trị trường hợp người bệnh L.V.M. (37 tuổi, ngụ tại Long An). Anh M. đến Khoa Tai mũi họng để khám vì đau khi nuốt, nuốt khó. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán anh bị viêm họng cấp.

Trước đó anh có triệu chứng đau họng và tự ý dùng thuốc kháng sinh. sau đó bệnh không thuyên giảm, tái phát nhiều lần, anh m. đau và khó chịu nhiều hơn. tại phòng khám tai mũi họng, sau khi thăm khám bác sĩ chỉ định anh sử dụng một số loại thuốc theo đúng chỉ định, kết hợp các biện pháp đơn giản giúp giảm bớt triệu chứng. sau 2 tuần điều trị, anh m. hết sưng đau họng, bác sĩ chỉ định anh tiếp tục duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp tránh tái phát.

Những nguyên nhân phổ biến gây sưng đau họng

Ths.bs văn thị hải hà - khoa tai mũi họng bv đhyd tphcm cho biết, sưng đau họng là triệu chứng về đường hô hấp trên phổ biến trong cộng đồng. đặc biệt, triệu chứng này có xu hướng gia tăng khi môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm bởi khói bụi, vi khuẩn… trên thực tế, triệu chứng sưng đau họng thường tự khỏi nếu sức đề kháng của cơ thể tốt. ngược lại nếu cơ thể yếu, sức đề kháng giảm, người bệnh có thể bị bội nhiễm các vi khuẩn.

Người bệnh viêm họng cấp thường có cảm giác đau khi nuốt, nuốt khó, cổ họng sưng, đau rát, đau nhói, có cảm giác vướng họng, nghẹn họng. Thời điểm giao mùa là điều kiện khiến virus và vi khuẩn phát triển mạnh dễ xâm nhập đặc biệt ở người có cơ địa suy giảm miễn dịch (HIV, hóa trị), người lớn tuổi (trên 65 tuổi), trẻ em (dưới 2 tuổi), người có bệnh mạn tính, béo phì…

Nguyên nhân viêm họng cấp thường do nhiễm virus (chiếm 70%), liên cầu khuẩn nhóm A (Streptococcus), dị ứng, hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá. Bệnh nếu không được điều trị hiệu quả sẽ chuyển sang viêm họng mạn. Nguyên nhân viêm họng mạn thường bắt nguồn từ dị ứng, thay đổi thời tiết, bệnh lý ở những vùng lân cận như trào ngược dạ dày thực quản, viêm đường hô hấp dưới, viêm xoang, bệnh lý hệ thống­... Ngoài ra, viêm họng còn có thể hình thành từ việc vệ sinh răng miệng kém của mỗi người.

Bên cạnh đó, vì họng là cửa ngõ vào của đường ăn, đường thở và có mối liên hệ mật thiết với mũi - tai nên tác nhân gây đau mũi cũng có thể gây ảnh hưởng lên họng và ngược lại, như trong bệnh cảnh dị ứng, dịch viêm từ mũi xoang có thể chảy xuống họng gây viêm họng.

Với sự đa dạng từ các nguyên nhân, nhiều người bệnh thường thấy khó khăn trong việc tìm ra yếu tố gây đau để điều trị kịp thời, dứt điểm. tại bv đhyd tphcm, các bác sĩ qua bước thăm khám lâm sàng sẽ tiếp tục chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác bệnh lý. ngoài ra, thế mạnh đa chuyên khoa tại bệnh viện giúp người bệnh an tâm điều trị nếu sưng đau họng xuất phát từ các bệnh liên quan bộ phận khác.

ThS.BS Văn Thị Hải Hà thăm khám họng cho người bệnh

Các giải pháp điều trị sưng đau họng

Theo ths.bs văn thị hải hà, điều trị sưng đau họng thường theo quy trình từ giảm nhẹ triệu chứng (giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, chống phù nề, giảm ho) đến điều trị đặc hiệu nguyên nhân, loại trừ yếu tố nguy cơ và phòng ngừa tái phát.

Cụ thể, để điều trị viêm họng do virus, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giúp giảm triệu chứng sốt và đau họng. Tuy nhiên giải pháp tốt nhất vẫn là để bệnh tự khỏi nhờ vào hệ miễn dịch của cơ thể. Người bệnh không nên tự ý dùng kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ. Đây là sai lầm phổ biến có thể dẫn đến tái phát bệnh, đề kháng kháng sinh, gây ra các biến chứng khác như: viêm họng mạn, viêm đường hô hấp dưới, áp xe quanh Amidan, áp xe họng, nhiễm trùng huyết,…

Đặc biệt, tình trạng đề kháng kháng sinh còn dẫn đến hậu quả như: tử vong và bệnh tật ở người bệnh; tăng nguy cơ hoặc khả năng thất bại với phẫu thuật, sinh mổ; tăng chi phí điều trị, cần thuốc đắt tiền hơn; khó điều trị một số nhiễm trùng do thiếu thuốc điều trị; tăng nguy cơ lây lan cho người khác… Do đó người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của Bác sĩ, đồng thời cần chú trọng uống đủ thuốc, đủ liều theo chỉ định để tránh tình trạng nhiễm trùng và kháng thuốc.

Ngay tại nhà, người bệnh có thể kết hợp các cách đơn giản để giảm bớt triệu chứng sưng đau họng như: súc họng bằng nước muối sinh lý, giữ ấm cơ thể, uống nước ấm, chườm ấm cổ họng, ngậm thuốc trị đau họng. nên ăn thực phẩm mềm, trái cây, tránh đồ ăn để lạnh, nghỉ ngơi tại giường, rửa tay chân thường xuyên và súc miệng thường xuyên.

Ths.bs văn thị hải hà khuyến cáo, tất cả biến chứng do sưng đau họng gây ra đều ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. thậm chí bệnh có thể tiên lượng xấu đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi khi gặp phải các trường hợp áp xe cổ hoặc viêm đường hô hấp dưới nặng, viêm phổi. do đó, người bệnh không nên chủ quan khi có các triệu chứng trên mà cần đến bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng thăm khám để được bác sĩ tư vấn điều trị kịp thời, đúng cách và dứt điểm ngay từ giai đoạn sớm.

nhằm giúp cộng đồng hiểu đúng về triệu chứng sưng đau họng và phương pháp điều trị phù hợp, bv đhyd tphcm thực hiện chương trình tư vấn sống khoẻ sẻ chia với chủ đề: “sưng đau họng - hiểu đúng để chọn đúng giải pháp”, theo dõi tại: https://bit.ly/sungdauhong-hieudungdechondunggiaiphap

chương trình cung cấp thông tin về những nguyên nhân phổ biến gây sưng đau họng và các giải pháp điều trị sưng đau họng an toàn, hiệu quả.


Nguồn: Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Lần cập nhật cuối: 09:25 07/10/2022 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/sung-dau-hong-la-benh-gi-vi-sao-chua-mai-khong-khoi-n424194.html)

Tin cùng nội dung

  • Chứng gối sưng đau được Y học cổ truyền xếp vào chứng tý, thống phong, hạc tất phong, lịch tiết phong. Chứng gối sưng đau do liên quan ba kinh âm Can, Tỳ, Thận.
  • Khàn tiếng là dấu hiệu chủ yếu của rối loạn thanh âm biểu hiện giọng nói khàn khàn không rõ tiếng, thậm chí mất tiếng (không phát ra tiếng).
  • Khi chứa đầy các tác nhân gây nhiễm trùng cùng với các tế bào miễn dịch hoạt động, hạch có thể bị sưng và đau.
  • Cháu 19 tuổi. Gần đây cháu đi tiểu nhiều lần, số lượng nước tiểu nhiều, trong, không máu, không tiểu dắt, buốt.
  • Lượng nước tiểu thải ra tùy thuộc một số yếu tố: chế độ ăn uống (nhiều hay ít nước), thời tiết (nóng hay lạnh liên quan tiết mồ hôi), lao động cơ bắp (thải nước qua hơi thở và mồ hôi).
  • Tôi rất hay bị mất bình tĩnh, toát mồ hôi, tim đập nhanh, bị hồi hộp quá mức khi gặp những việc bất ngờ...
  • Cơ thể con người là một thể thống nhất, vì vậy nên đôi khi những biểu hiện trên da có thể giúp cho chúng ta đoán được một số bệnh trong cơ thể.
  • Tôi 46 tuổi, sức khỏe bình thường. Thời gian gần đây tôi hay bị ù tai, nhất là khi căng thẳng...
  • Ngoài triệu chứng đau cách hồi khi đi thì cũng có thể gặp triệu chứng loét chi do thiếu máu hoặc đau cả lúc nghỉ ngơi.
  • Từ mỡ lợn đến bơ, từ dầu hạt cải, dầu vừng đến “mốt” mới nhất là dầu dừa, dầu ôliu… đều được khẳng định là rất tốt cho sức khoẻ. Vậy nhưng chúng có thực sự là những loại chất béo tốt nhất dùng để nấu nướng?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY