Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Suy giãn tĩnh mạch – phổ biến, ai cũng có thể mắc phải

Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh tương đối phổ biến hiện nay, có thể do đặc thù công việc phải đứng lâu ( giáo viên, công nhân, nhân viên bán hàng….) hay ngồi nhiều ( nhân viên văn phòng, thợ may…) , phần khác, do vấn đề cân nặng béo phì, mang thai, lối sống …. Mà 8/10 bệnh nhân phòng khám than phiền về bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Bệnh suy tĩnh mạch mạn tính thường gặp có chừng 20 - 40% dân số mắc bệnh, số bệnh nhân nữ cao hơn số nam gấp 4 lần, tại TPHCM cho thấy bệnh này cũng khá thường gặp (43,97% gặp giãn tĩnh mạch nông ở người cao tuổi, trong đó có16,91% bị suy tĩnh mạch mạn tính). Bệnh nhân chỉ nhập viện khi đã có những biến chứng hoặc ở giai đoạn muộn như rối loạn dinh dưỡng, loét chi.

Chị Phương ( quận 1, TPHCM) cho biết chị gặp các triệu chứng như nặng chân, căng tức đau nhức bắp chân từ khi sinh bé thứ 2. Máu đổ dồn xuống chân nhiều làm chân chị nặng như đeo đá. Sau khi đi làm lại, công việc văn phòng ngồi suốt 8h mà lúc về luôn luôn cảm thấy nặng chân, nóng rát bắp chân, đi khám mới biết mình bị suy van tĩnh mạch.

Trường hợp như chị Phương rất nhiều, các tài liệu y khoa cho rằng, việc thay đổi hormone khi mang thai kết hợp với việc tăng 1 lượng lớn cân nặng làm ra tăng áp lực lên chân là nguy cơ cao gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Đặc thù ngồi nhiều, đứng lâu cũng làm máu ở tĩnh mạch bị ứ trệ, lưu thông không tốt sẽ dễ gây tổn thương van tĩnh mạch, lâu dần không được khắc phục sẽ gây suy giãn tĩnh mạch.

Mặc dù suy giãn tĩnh mạch là 1 bệnh nhẹ nhàng, không gây đau đớn nhiều như các bệnh khác, đơn thuần chỉ là các triệu chứng như:

- Nặng chân, căng tức, đau nhức bắp chân.

- Nóng rát bắp chân

- Dị cảm, châm chích, thỉnh thoảng có cảm giác bồn chồn như kiến bò trong chân.

- Chuột rút bắp chân

- Sưng phù mắt cá chân ( phù trắng, mềm, ấn lõm)

- Có những mạch máu đỏ, xanh bất thường nổi lên nhiều như sợi chỉ

- Các triệu chứng này hay xuất hiện về chiều.

Nhưng với những triệu chứng này khi không kiểm soát tốt dễ dẫn tới các biến chứng như:

- Tĩnh mạch giãn to, phồng

- Phù chân

- Xuất hiện các vết loét lâu lành, khó điều trị ,

- Nặng nề nhất là việc hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch, di chuyển về phổi gây tắc phổi gây Tu vong.

Vậy nên, cần kiểm soát tốt bệnh suy giãn tĩnh mạch ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng sớm bằng các phương pháp:

- Thay đổi lối sống, tập thể dục đều đặn bằng các động tác thể dục nhẹ nhàng: đi bộ , bơi lội, giảm các động tác như nâng tạ, gập chân lâu như yoga…

- Với những người có công việc đứng lâu ngồi nhiều, nên hoạt động cổ chân sau khoảng 30p-1h làm việc.

- Ngủ nên kê cao chân.

- Nên kiểm soát cân nặng, không nên tăng cân quá nhiều.

- Sử dụng Thu*c đều đặn nhằm giúp bệnh không tiến triển thêm nữa.

Hiện nay có một số thảo dược rất tốt trong viêc kiểm soát bệnh suy giãn tĩnh mạch như: Cao hạt dẻ ngựa, chiết xuất cây đậu chổi ( cây Butcher’s broom), chiết xuất lá cây phỉ, chiết xuất hạt nho đen……

Trong đó, Chiết xuất cao hạt dẻ ngựa và chiết xuất cây đậu chổi được nhiều nghiên cứu chứng minh đạt hiệu quả tốt trong việc hỗ trợ điều trị, giảm triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/suy-gian-tinh-mach-pho-bien-ai-cung-co-the-mac-phai-n134530.html)

Chủ đề liên quan:

suy giãn tĩnh mạch tĩnh mạch

Tin cùng nội dung

  • Năm 2013, tôi có đi khám hiếm muộn thì kết quả chẩn đoán là giãn tĩnh mạch thừng tinh, tinh dịch đồ là không có tinh trùng và phát hiện có thêm viêm gan B.
  • Nếu phát hiện chính xác bệnh, điều trị đúng cách và sớm, nam giới bị giãn tĩnh mạch tinh có thể phục hồi chức năng sinh sản.
  • Thụ tinh trong ống nghiệm với tinh trùng bất thường như vậy thì thành công không cao, dưới 20%.
  • Em thường cảm thấy đau tức tinh hoàn. BS kết luận là bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, liệu bệnh có ảnh hưởng đến việc sinh con sau này không, Mangyte?
  • Cách đây 2 năm, em có triệu chứng đau tức tinh hoàn vào buổi chiều, nhất là khi đứng ngồi lâu hay hoạt động gắng sức.
  • Trên 2 tinh hoàn của cháu có những bó sợi, sờ được rõ nhất là khi trời nóng.
  • Tôi bị phù sưng, nóng mắt cá chân và hai bàn chân, có lúc bị chuột rút ở cẳng chân vào ban đêm...
  • Dì của em bị suy giãn tĩnh mạch chân, bác sĩ nói cần phẫu thuật nội soi. Cho em hỏi chi phí cho phẫu thuật này là bao nhiêu? Dì em có BHYT ở Lâm Đồng, như vậy có được hưởng bảo hiểm không? Ngoài ra có những phương pháp nào khác điều trị chứng giãn tĩnh mạch chân này không Mangyte ơi? Em cũng sợ bệnh này vì em là nhân viên văn phòng, làm sao để tránh ạ? Em cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thu Thủy - thuy.le…@gmail.com)
  • Tôi muốn hỏi: tôi bị giãn tĩnh mạch chi dưới, BS yêu cầu tôi làm siêu âm mạch máu nhưng không nói rõ là màu hay trắng đen. Xin tư vấn cho tôi siêu âm cái nào tốt hơn (tôi có đọc trên mạng có vài BS khuyên chỉ cần siêu âm trắng đen là được) và tôi cũng muốn tìm hiểu về giá cả. Xin cảm ơn sự tư vấn của Mangyte! (P. Khải - Đồng Nai)
  • Chụp X quang hệ tiết niệu bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Urography, IVU) còn được gọi là chụp X quang bể thận bằng đường tĩnh mạch (Intravenous Pyelography, IVP) là kỹ thuật sử dụng X quang và Thu*c cản quang tiêm qua đường tĩnh mạch để giúp khảo sát thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. IVU có thể giúp tìm kiếm sỏi thận cũng như nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu, tiểu ra máu hoặc những tổn thương khác của đường tiết niệu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY