Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng. Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết.
Quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, có công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng. Các bộ phận của
cây ổi thường được dùng để chữa những chứng bệnh như tiết tả (đi lỏng), viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, mụn nhọt, vết thương... Lá ổi thường được dùng làm Thu*c chữa tiêu chảy do có chứa nhiều tanin, giúp làm săn niêm mạc ruột, giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và có
tác dụng kháng khuẩn.
Một số đơn Thu*c sử dụng các bộ phận của
cây ổi
Trị tiêu chảy do lạnh: Dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày. Uống 3 - 5 ngày.
Trị tiêu chảy do nóng: Dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn.
Tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu: Dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày. Dùng đến khi khỏi.
Giảm đau nhức răng do sâu răng: Vỏ rễ
cây ổi sắc với một ít dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.
Trị mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp. Làm nhiều lần trong ngày.
Trị bầm tím do ngã (không có trầy xước da): Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vùng da bị bầm tím. Làm nhiều lần trong ngày.
Chữa vết thương xây xát nhẹ ở chân tay: Búp ổi 100g, sắc đặc ngâm tay hoặc ngâm chân vào nước sắc lúc Thu*c còn ấm, mỗi ngày ngâm 2 - 3 lần.
Trị rôm sảy, mẩn ngứa: Dùng một nắm lá ổi nấu nước tắm hàng ngày đến khi khỏi.
Lưu ý: Không dùng cho những người đang bị táo bón.
Theo SKĐS