Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây ổi chữa tiêu chảy

Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm se niêm mạc và cầm đi tiêu lỏng.
Cây ổi còn có tên là ủi, thu quả, phiên thạch lựu, phiên đào thụ, kê thỉ quả, phan nhẫm, bạt tử, lãm bạt, phan quỷ tử... tên khoa học là Psidium guyjava L., thuộc họ Sim (Myrtaceae).

Về thành phần hóa học, quả và lá đều chứa sitosterol, quereetin, guaijaverin, leucocyanidin và avicularin; lá còn có volatile oil, eugenol; quả chín chứa nhiều vitamin C và các polysaccharide như: fructose, xylose, glucose, rhamnose, galactose...; rễ có chứa arjunolic acid; vỏ rễ chứa tanin và organic acid.

Theo các nhà khoa học, dùng thường xuyên hằng ngày một lượng ổi chín khoảng 500g sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, giảm cholesterol trong máu và hạ huyết áp (nhất là loại ổi da sần và ruột màu đỏ). Quả ổi xanh có hàm lượng tanin cao nên có tác dụng cầm tiêu chảy (dùng khi bình thường dễ gây táo bón). Ổi xanh cũng có thể giải độc ba đậu và các chất độc khác gây tiêu chảy. Dùng thường xuyên hằng ngày một lượng ổi chín khoảng 500g sẽ làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Dưới đây xin nói đến cách trị bệnh đường tiêu hóa:

tiêu chảy do ăn phải thức ăn ôi thiu, thức ăn sống lạnh: biểu hiện bụng trướng căng đầy hơi, đau bụng cuộn lên từng cơn, sau đó tiêu chảy nhiều lần, cơ thể mất nước, rối loạn điện giải, mạch nhỏ nhanh, huyết áp tụt. Các bộ phận của cây ổi đều là những vị Thu*c dân gian có tác dụng chữa bệnh tốt. Dùng một trong các phương Thu*c từ ổi:

- Lá ổi 20g, lá nhót (sao vàng hạ thổ) 20g, lá khổ sâm 20g, củ riềng 12g, sinh khương 10g, lá lốt 12g. Sắc uống 2 - 3 lần trong ngày.

- Búp ổi 20g sao qua; vỏ quýt khô 10g; gừng nướng chín 10g. Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.

- Hoặc búp ổi 20g, củ sả 16g, củ riềng 8g. Thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc uống.

- Lá ổi (được dùng rất phổ biến để chữa đau bụng, tiêu chảy, nhất là ở trẻ nhỏ). Lấy lá ổi 20g phối hợp với vỏ quả bòng 20g, phơi khô; lá chè tươi 10g; gừng tươi 2 lát. Sắc uống.

- Dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn.

- tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu: dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày. Dùng đến khi khỏi.

Ngoài ra, ổi còn có thể trị một số bệnh như:

- Giảm đau nhức răng do sâu răng: vỏ rễ cây ổi sắc với một ít dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.

- Trị mụn nhọt mới phát: lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp. Làm nhiều lần trong ngày.

- Trị bầm tím do ngã (không có trầy xước da): dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào vùng da bị bầm tím. Làm nhiều lần trong ngày.

- Trị rôm sảy, mẩn ngứa: dùng một nắm lá ổi nấu nước tắm hàng ngày đến khi khỏi.

- Chữa ho, sốt, viêm họng: lá ổi non 20 - 40g phơi khô, sắc uống.

- Chữa vết thương do chấn thương hoặc trùng, thú cắn: búp ổi non nhai nát, đấp vào vết thương.

Lưu ý: không dùng cho những người đang bị táo bón và trong thời gian điều trị tiêu chảy cần ăn uống kiêng mỡ và chất tanh, không ăn đồ sống lạnh.

BS. HOÀNG XUÂN ĐẠI

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cay-oi-chua-tieu-chay-6263.html)

Chủ đề liên quan:

cây ổi tiêu chảy

Tin cùng nội dung

  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng. Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY