Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây ổi chữa bệnh đường tiêu hóa

Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa lỵ mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, sang thương xuất huyết, đái tháo đường...

Ổi là loại cây mọc hoang và được trồng rất nhiều ở trong vườn, quanh nhà để lấy quả ăn. Theo Đông y, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết; quả ổi vị ngọt hơi chua sáp, tính ấm, công dụng thu liễm, kiện vị cố tràng. Các bộ phận của cây ổi thường được dùng để chữa đại tiện lỏng, lỵ mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp và mạn tính, sang thương xuất huyết, đái tháo đường...

Chữa tiêu chảy cấp: búp ổi hoặc vỏ rộp ổi 20g, búp vối 12g, búp hoặc nụ sim 12g, búp chè 12g, gừng tươi 12g, rốn chuối tiêu 20g, hạt cau già 12g, sắc đặc uống. Hoặc búp ổi 12g, vỏ rộp ổi 8g, gừng tươi 2g, tô mộc 8g, sắc với 200ml nước, cô còn 100ml. Trẻ 2 - 5 tuổi mỗi lần uống 5 - 10ml, cách 2 giờ uống 1 lần. Người lớn mỗi lần uống 20 - 30ml, mỗi ngày 2 - 3 lần.

Tiêu chảy do hàn: búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ, hai thứ sắc cùng 500ml nước, cô còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc búp ổi 15g, trần bì 15g và hoắc hương 18g, sắc uống.

Tiêu chảy do nhiệt: vỏ rộp ổi 20g sao vàng, lá chè tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn. Hoặc vỏ rộp ổi sao vàng 20g, vỏ duối sao vàng 20g, vỏ quýt sao vàng 20g, bông mã đề sao vàng 20g, sắc đặc uống nóng.

Tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu: dùng lá hoặc búp ổi non 20g, gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày.

Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính: lá ổi non sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần. Hoặc lá ổi 1 nắm, gừng tươi 6 - 9g, muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống. Hoặc quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9 - 15g, sắc uống.

Lỵ mạn tính: quả ổi khô 2 - 3 quả, thái phiến, sắc uống. Hoặc lá ổi tươi 30 - 60g sắc uống.

Lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính: lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam thảo 3g, sắc với 1.000ml nước còn 500ml, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50ml.

Đái tháo đường: quả ổi 250g, rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nước, chia uống 2 lần trong ngày. Hoặc lá ổi khô 15 - 30g sắc uống hàng ngày.

Ðau răng: vỏ rễ cây ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.

Mụn nhọt mới lên: lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương.

Chấn thương: lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi bị thương.

Kiêng kỵ: Những người bị táo bón hoặc tả, lỵ có trướng bụng không tiêu không nên dùng.

Lương y Đình Thuấn

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-cay-oi-chua-benh-duong-tieu-hoa-5467.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh đường tiêu hóa cây ổi

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè nắng nóng, các bệnh đường tiêu hóa gia tăng, đặc biệt là bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn (thấp nhiệt).
  • Kẹo ngậm ho chính là Thuốc viên ngậm dùng trị ho nhưng hình dạng giống viên kẹo ngậm và người ngậm thấy có vị ngọt thơm ngon như kẹo nên nhiều người gọi như thế.
  • Lâu dần thành quen, cô coi simethicon như của bảo bối của mình đến mức bữa nào ăn uống quá đà cô cũng lôi Thuốc ra uống.
  • Hạt sen vừa là món ngon vừa là bài Thu*c chữa bệnh. Để dùng hạt sen chữa bệnh đạt hiệu quả nhất bạn nên lưu ý một số vấn đề sau...
  • Ung thư thực quản là một ung thư của đường tiêu hóa, thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là ở người có hút Thu*c lá, nghiện rượu, vân vân.
  • Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết.
  • Bạch đậu khấu là quả khô của cây bạch đậu khấu (Gagnep.) chứa tinh dầu phần lớn thuộc nhóm monoterpen: cineol, camphen, p.cymen,...
  • Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm se niêm mạc và cầm đi tiêu lỏng.
  • Hoa hồng được trồng ở vườn nhà hoặc tự mọc. Theo Đông y, hoa hồng ngọt, ấm, hơi đắng, khí thơm, không độc. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong râm cho khô rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng để khỏi tan hương vị của hoa.
  • Nghiên cứu dược lý cho thấy dịch chiết từ các bộ phận của cây ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi lỏng. Theo dược học cổ truyền, lá ổi vị đắng sáp, tính ấm, có công dụng tiêu thũng giải độc, thu sáp chỉ huyết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY