Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Simethicon- không phải Thuốc tiên...(!)

Lâu dần thành quen, cô coi simethicon như của bảo bối của mình đến mức bữa nào ăn uống quá đà cô cũng lôi Thuốc ra uống.
Kỳ nghỉ hè năm nay Thảo vui lắm. Vui không chỉ vì công ty tổ chức cho nhân viên nghỉ những 5 ngày mà còn bởi trong mấy ngày ngắn ngủi ấy cô đã chọn cho mình được một "nửa" đáng yêu - điều mà một thời gian qua cô chưa làm được.

Ngày đầu tiên đi làm trong tâm trạng đang yêu, đôi bạn có một bữa trưa hoành tráng với bao nhiêu là thức ăn, đồ uống. Lại vui. Lại hẹn nhau tối đi xem phim. Trớ trêu làm sao suốt từ sau bữa ăn cho đến tối, bụng Thảo cứ trướng lên, ấm ách, khó chịu. Lôi cái váy nào ra mặc cũng thấy cứng nhắc phần bụng. Cái ấm ách ấy khiến buổi xem phim mất cả vui.

Ngày hôm sau cũng vẫn như vậy cho dù Thảo ăn uống rón rén đến mức tối đa. Tâm sự với chị Mai cùng phòng, Thảo nhận được lời khuyên uống Thuốc simethicon. Quả là Thuốc tiên. Uống vào chừng hơn nửa tiếng đồng hồ, Thảo thấy người nhẹ nhõm lạ thường, cảm giác đầy đầy, anh ách biến mất. Cô lại ăn ngon và chơi vui.

Sau hôm ấy, thỉnh thoảng thấy khó chịu Thảo lại mua Thuốc về uống. Lâu dần thành quen, cô coi simethicon như của bảo bối của mình đến mức bữa nào ăn uống "quá đà" cô cũng lôi Thuốc ra uống. Ngày qua ngày, tháng qua tháng... và đến một ngày kia Thảo chợt nhận ra cái Thuốc bây giờ không còn tốt như ngày xưa. Hồi trước, chỉ cần 2 - 3 viên 40mg là cô đã thấy dễ chịu thì bây giờ có hôm cô phải xơi tới cả chục viên mà bụng vẫn ậm ạch. Gọi điện cho một người bạn mới quen là bác sĩ tiêu hóa để phàn nàn về chất lượng Thuốc, Thảo được nghe lời giải thích cặn kẽ: rằng Thảo phải đi bác sĩ khám để tìm nguyên nhân làm cho cô hay bị đầy bụng thay vì cứ uống Thuốc thường xuyên. Rằng simethicon là một Thuốc có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt của các bong bóng hơi trong đường tiêu hóa, làm giảm kích thước các bong bóng này, vì thế làm giảm lượng hơi giúp tống nhanh các bọt khí ra ngoài và nhờ thế giảm chứng sình, trướng bụng. Tuy simethicon được xác định là gần như trơ nên không có tác dụng đối với cơ thể nhưng nếu dùng quá nhiều, thường xuyên sẽ khiến hệ tiêu hóa bị "ỳ" và lệ thuộc vào Thuốc, gây hiện tượng gần như là quen Thuốc. Vì thế những lần dùng sau liều phải cao hơn. Mặt khác, việc dùng Thuốc như của Thảo có thể sẽ che dấu các triệu chứng các bệnh đường tiêu hóa..

Nghe bác sĩ nói thế, Thảo tá hỏa cả lên đi bác sĩ để khám. Kết quả là cô bị hội chứng ruột kích thích! Cũng may là trời đất xui khiến để cô quen một bác sĩ, nếu không thì suốt đời gắn bó với cái anh simethicon kia làm sao cô biết mình bị bệnh ở đường tiêu hóa?!

Nhật Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-simethicon-khong-phai-thuoc-tien-13608.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY