Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Tác hại thừa muối - thiếu muối

Muối là một loại gia vị quen thuộc trong cuộc sống thường ngày, được sử dụng để điều vị và bảo quản thực phẩm. Muối hiện diện trong tất cả các món ăn, dù chay hay mặn.

1. Tác hại khi cơ thể thiếu muối

Cơ thể con người không thể thiếu muối. Thành phần chủ yếu của muối là natri và clorua, hai nguyên tố quan trọng trong việc cân bằng thể dịch trong cơ thể.

Chất natri trong muối, cùng với kali, canxi, magiê kết hợp với nước tạo thành hợp chất gọi là chất điện phân, có tác dụng “làm sạch” bên trong cơ thể. Muối còn tham gia vào hoạt động của cơ, đồng thời là thành phần chính của huyết tương và các dịch tiêu hóa.

Khi thiếu muối, các hoạt động trong cơ thể sẽ bị xáo trộn. Triệu chứng thấy rõ nhất là co bắp thịt, đau cơ, uể oải, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt... Thiếu muối thường xảy ra với những người tiết ra nhiều mồ hôi do lao động nặng nhọc, tập thể thao...

Nếu cơ thể thiếu muối trầm trọng bạn sẽ bị rối loạn điện giải, có thể dẫn đến hôn mê và Tu vong.

2.  Những tác hại nguy hiểm của việc thừa muối trong cơ thể

Thừa muối cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng như thiếu muối. Khi lượng muối bị dư, nó sẽ đi vào dịch cơ thể trong đó có máu. Khi lượng muối trong máu tăng cao, nước trong tế bào được huy động vào máu để pha loãng muối.

Tế bào mất nước nên đòi hỏi phải được cung cấp nước, điều này cũng lý giải tại sao khi ăn mặn thì khát nước. Cảm giác khát nước dẫn đến việc uống quá lượng nước cơ thể cần, nước tích tụ trong cơ thể sẽ gây tăng huyết áp, căn bệnh được gọi là “kẻ Gi*t người thầm lặng”, vì nó diễn biến âm thầm và gây nhiều biến chứng nguy hiểm như: đột quỵ, đau tim...

Khi trong cơ thể có quá nhiều muối, cơ thể sẽ tự động tăng đào thải natri qua nước tiểu, kéo theo mất kali, canxi và nhiều khoáng chất khác, gây áp lực lên hệ bài tiết.

Hệ thống tim mạch, thận và hệ tiết niệu phải tăng cường hoạt động nên sẽ sớm bị suy giảm chức năng, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, suy tim, suy thận, sỏi thận...

Trong thành phần của muối, natri chiếm tới 40%. Việc hấp thụ quá nhiều natri mỗi ngày khiến cơ thể bài tiết một lượng lớn canxi, đe dọa đến sức khỏe của xương, nguy cơ mắc bệnh loãng xương là khó tránh khỏi, nhất là với phụ nữ.

Vì thế, càng hạn chế hấp thu natri bao nhiêu thì lượng canxi bị mất càng ít bấy nhiêu.

Một trong những tác hại nguy hiểm nhất của việc thừa muối là làm cấu trúc của chuỗi ADN bị phá vỡ, khiến cơ chế phục hồi của tế bào ngừng hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả.

Không chỉ vậy, những người thường xuyên ăn quá mặn có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao gấp đôi người bình thường. Nguy cơ này ngày càng tăng cao ở những người thích ăn mặn, ăn chua, cay và uống nhiều bia, rượu.

Có nhiều minh chứng cho thấy, nếu lượng muối trong các bữa ăn vượt quá mức cần thiết sẽ làm tăng nguy cơ bị stress, đó là vì natri sẽ làm tăng số lượng tế bào não nhận hormone norepinephrine – hormone truyền các tín hiệu thần kinh từ não tới tim làm tim đập nhanh hơn, tới hệ tiêu hóa làm mọi cơ quan tạm ngừng quá trình tiêu hóa, tới các mạch máu làm mạch máu bị co thắt lại... gây nên tâm trạng lo lắng, hoảng sợ, dễ cáu gắt.

Thói quen ăn mặn lâu ngày sẽ làm hỏng tế bào, mở lối cho bệnh tiểu đường. Khi chúng ta ăn, thức ăn sẽ phân hủy thành các phân tử đường là nguồn năng lượng nuôi sống tế bào. Những phân tử đường này muốn vào trong tế bào phải nhờ insulin làm chìa khóa. Khi dung nạp quá nhiều muối, lỗ khóa trên tế bào bị biến dạng, chìa khóa insulin mở không ra.  Thế là cơ thể vẫn sản sinh ra đường nhưng tế bào vẫn đói. Lượng đường trong máu không được tế bào hấp thu, mắc bệnh tiểu đường sẽ là chuyện sớm muộn.

3. Ăn bao nhiêu là đủ lượng muối cho cơ thể

Thừa hay thiếu muối đều gây hại cho sức khỏe? Vậy ăn bao nhiêu là vừa đủ? Các nhà dinh dưỡng học đề nghị một người trưởng thành mỗi ngày chỉ nên ăn 3 – 6 gam muối.

Ngoài tránh lạm dụng muối trong chế biến thức ăn, còn phải hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn có nhiều natri như mì ăn liền, các món dưa chua, thức ăn nhanh như khoai tây chiên, snack, bánh phồng tôm...

Thay vào đó chúng ta nên ăn nhiều rau xanh, tươi và hoa quả vì trong những thực phẩm này có chứa kali, nó có công dụng cân bằng những tác động của muối lên cơ thể.

Riêng người bị bệnh cao huyết áp chỉ nên nạp tối đa 2 – 4 gam muối/ ngày, nếu dùng muối i-ốt thì liều lượng phải thấp hơn nữa vì nó có độ mặn cao hơn muối thường.

Nguồn: hn.eva.vn/suc-khoe

Nguồn: 1062

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5d1b11be33308538ee163f13)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY