Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tác hại của việc ăn nhiều hành

Dưới đây là những tác hại của việc ăn nhiều hành mà ít người biết.

Hành có nhiều công dụng với sức khỏe và được sử dụng hàng ngày. tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng không nên quá lạm dụng hành bởi thứ gì ăn nhiều cũng đều không tốt. dưới đây là những tác hại của việc ăn nhiều hành.

Hành có tác dụng gì?

Hành là loại thực phẩm rất quen thuộc trong cuộc sống. theo đông y, hành có vị cay, tính ôn, không độc. hành có công dụng thông dương, hoạt huyết, giúp ra mồ hôi, lợi tiểu và sát trùng. ngoài ra, hành còn có tác dụng chữa cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, ho sốt.

Bên cạnh đó, hành giúp tăng tiết dịch tiêu hóa, chữa bệnh ăn không ngon, khó tiêu, đầy bụng. tác dụng làm ấm thận và ấm tử cung.

Theo tây y, hành còn là một loại kháng sinh rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. do đó, hành giúp tăng cường miễn dịch và diệt khuẩn. chính vì lý do này mà hành giúp chữa trị rất hiệu quả đối với các bệnh cảm cúm, viêm nhiễm trong cơ thể.

Theo tây y, hành thuộc họ hành tỏi, đều chứa allicin - một kháng sinh rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. hành vừa tăng cường miễn dịch vừa diệt vi khuẩn gây bệnh. vì thế, hành rất hiệu nghiệm đối với các bệnh cảm cúm, viêm nhiễm trong cơ thể.

Hành còn có tác dụng điều tiết thân nhiệt, tạo điều kiện hoạt động của tuyến mồ hôi; và làm tiêu cục máu đông gây tắc mạch máu. ăn hành đều đặn với lượng vừa phải sẽ giúp hạ cholesterol máu, cản trở sự tích tụ cholesterol trên thành mạch máu. hành có chứa “insulin thảo mộc” nên dùng tốt cho bệnh nhân tiêu đường.

Tác hại của việc ăn nhiều hành

Tác hại của việc ăn nhiều hành


Tác hại của việc ăn nhiều hành

Thêm thắt chút màu xanh bắt mắt của hành lá có thể sẽ tạo cảm hứng cho bạn khi thưởng thức món ăn và thấy ăn ngon miệng hơn. song theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, thực tế ăn hành lá nhiều không tốt cho sức khỏe. khi chế biến, bạn chỉ nên dùng khoảng 50 – 70g hành lá vào mỗi món ăn là hợp lý nhất, điều này sẽ giúp bạn không gặp phải các tác hại của hành lá dưới đây:

Gây mùi cơ thể

Giống như hành tây hay hành tím, trong hành lá cũng có chứa một lượng lớn hoạt chất lưu huỳnh - tác nhân chính khiến cơ thể bạn tỏa ra mùi hương không mấy dễ chịu. theo đó, lượng lưu huỳnh sau khi được hấp thu vào sẽ thấm vào máu và luân chuyển đi khắp cơ thể, rồi giải phóng qua lỗ chân lông trên bề mặt da, đẩy bạn rơi vào tình trạng bị “nặng mùi”.

Ngoài ra, nếu liên tục sử dụng quá nhiều hành lá, mùi hương này sẽ “tồn đọng” ngay trong khoang miệng cả vài ngày sau đó và rất dễ gây hôi miệng.

Dễ bị bốc hỏa

Trong y học cổ truyền, hành lá được xếp vào nhóm dược liệu có tính ấm, vị hăng cay, thường thích hợp với người đang điều trị cảm lạnh. nhưng cũng chính vì lẽ đó, nếu bạn thích ăn và thường xuyên ăn với lượng lớn thì đôi khi sẽ gặp phải tác dụng ngược, dễ bị bốc hỏa, bứt rứt, nóng trong người vô cùng khó chịu.

Ảnh hưởng tới thị lực

Tới nay các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành và chưa đưa ra kết quả chính xác về tác động của việc ăn hành lá tới việc suy giảm thị lực. song dù vậy, giống như khi ăn đồ quá cay nóng, nếu bạn tiếp nạp một lượng lớn hành lá, bạn sẽ cảm thấy hoa mắt và mắt mờ đi.

Vì thế, để hạn chế mắc những vấn đề nghiêm trọng khác liên quan đến thị giác, lời khuyên là nên kiểm soát dùng lượng hành lá ở mức an toàn.

Trên đây là những tác hại của việc ăn nhiều hành. hãy ăn hành đúng cách để tốt cho sức khỏe nhé.

Theo VTC News

Link bài gốc Lấy link

https://vtc.vn/tac-hai-cua-viec-an-nhieu-hanh-ar766852.html

Theo VTC News

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tac-hai-cua-viec-an-nhieu-hanh/20230504032223696)

Tin cùng nội dung

  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Ngày Tết cổ truyền Việt Nam không thể thiếu những món ăn truyền thống. Để những món ăn có được những hương vị đặc trưng thì nhất thiết phải cần đến các loại gia vị. Đầu xuân mới xin có đôi điều tản mạn về gia vị, đặc biệt về công hiệu trị bệnh thật tuyệt vời của chúng…
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY