Ngày 19-4, các nhà nghiên cứu cho biết, loài cây cà phê này có tên là coffea stenophylla, có khả năng chịu đựng nhiệt độ cao hơn cà phê arabica đang chiếm 56% và cà phê robusta chiếm 43% sản lượng toàn cầu. cà phê stenophylla đã được chứng minh là có hương vị hảo hạng, tương tự như arabica.
Nhà thực vật học Aaron Davis, người dẫn đầu nghiên cứu về loài cà phê stenophylla chống biến đổi khí hậu. Ảnh: Inews.
Nhà thực vật học Aaron Davis, người dẫn đầu nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Plants, cho biết, trước khi biến mất, cây stenophylla được trồng ở các vùng của Tây Phi và được xuất khẩu sang châu Âu cho đến đầu thế kỷ 20.
Theo ông davis, cây cà phê stenophylla đã không được nhìn thấy trong tự nhiên ở sierra leone kể từ năm 1954 và ở bờ biển ngà kể từ những năm 1980. trong các bộ sưu tập nghiên cứu về cà phê, vài lần tên loài cây này được đưa ra làm dẫn chứng.
Biến đổi khí hậu là mối lo ngại cấp bách đối với ngành công nghiệp cà phê trị giá hàng tỷ USD. Nhiều nông dân trồng cà phê trên thế giới đang phải trải qua những tác động tiêu cực của hiện tượng này.
Hương vị của arabica được đánh giá là hảo hạng và mang lại giá bán cao hơn so với robusta, loại cà phê chủ yếu được sử dụng cho cà phê hòa tan và cà phê pha trộn. nhưng arabica có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu hạn chế và nghiên cứu đã chỉ ra rằng sản lượng toàn cầu của loại cà phê này có thể giảm ít nhất 50% vào giữa thế kỷ.
Quả của cây stenophylla có màu đen đậm. Ảnh: Reuters.
Không giống như quả màu đỏ và đôi khi có màu vàng của cây cà phê arabica và robusta, quả của cây stenophylla có màu đen đậm. các hạt cà phê nằm bên trong quả.
Các nhà nghiên cứu cho biết, loại cà phê stenophylla phát triển ở nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,9 °C, cao hơn 1,9 °C so với cà phê robusta và cao hơn tới 6,8 °C so với cà phê arabica.
Tiến sĩ Davis cho biết, việc tái phát hiện loài stenophylla có thể giúp ích chứng minh tương lai của ngành cà phê, nhằm hỗ trợ nền kinh tế của một số quốc gia nhiệt đới và cung cấp sinh kế cho hơn 100 triệu nông dân.
Loài stenophylla có thể được sử dụng với mức độ thuần hóa tối thiểu, như một loại cà phê có giá trị cao cho nông dân ở những vùng khí hậu ấm hơn.
Về lâu dài, stenophylla cung cấp cho chúng tôi một nguồn tài nguyên quan trọng để lai tạo ra một thế hệ cây cà phê mới có khả năng chống chịu với khí hậu, vì nó có hương vị tuyệt vời và khả năng chịu nhiệt tốt. nếu các báo cáo lịch sử về khả năng kháng bệnh gỉ lá cà phê và khả năng chịu hạn được cho là đúng, đây sẽ là tài sản hữu ích cho việc nhân giống cây cà phê, ông davis nói thêm.
Nghiên cứu này còn có đánh giá của 18 chuyên gia nếm cà phê về hương vị của loài stenophylla. Một mẫu nhỏ hạt cà phê này đã được rang và làm thành cà phê, sau đó được thưởng thức bởi một nhóm những người sành cà phê. Báo cáo cho thấy, hơn 80% giám khảo không thể phân biệt được sự khác biệt giữa Stenophylla và Arabica khi nếm thử. Theo đó, đây là loài có hương vị phức tạp, với vị ngọt tự nhiên, độ chua trung bình cao, có vị trái cây khi nhấm nháp trong miệng.
Loài cà phê stenophylla được tái phát hiện mọc hoang dã ở Sierra Leone. Ảnh: RBG KEW.
Từ tháng 12-2018, tiến sĩ davis và đồng tác giả nghiên cứu jeremy haggar của đại học greenwich và chuyên gia phát triển cà phê daniel sarmu đã tìm kiếm loài stenophylla trong tự nhiên tại sierra leone, nơi nó được lịch sử trồng như một cây cà phê khoảng một thế kỷ trước. ban đầu, họ phát hiện một cây duy nhất ở trung tâm sierra leone. sau đó, họ phát hiện một quần thể hoang dã stenophylla khỏe mạnh cách khoảng 140 km ở đông nam sierra leone.
Tiến sĩ Davis cho biết: “Cả hai địa điểm đều là rừng rậm nhiệt đới, nhưng stenophylla có xu hướng xuất hiện trên các khu vực khô hơn, thoáng hơn: rặng núi, sườn dốc và các khu vực đá”.
Theo ông Davis, stenophylla đang bị đe dọa tuyệt chủng trong bối cảnh nạn phá rừng quy mô lớn ở ba quốc gia nơi nó đang mọc hoang dã là: Sierra Leone, Guinea và Bờ Biển Ngà.
Ông Jeremy Torz, đồng sáng lập doanh nghiệp cà phê đặc biệt Union Hand-Roasted Coffee ở Đông London, nơi tổ chức nếm hương vị cho loài cà phê này, cho biết: “Tôi nghĩ chúng tôi cực kỳ lạc quan về tương lai mà stenophylla có thể mang lại”.
Tiến sĩ Davis hy vọng một ngày nào đó stenophylla sẽ được phát triển trở lại ở Sierra Leone trên quy mô lớn.
Tôi nghĩ trong vòng 5 đến 7 năm nữa, chúng ta sẽ thấy stenophylla gia nhập thị trường như một loại cà phê thích hợp, có giá trị cao, và sau đó tôi nghĩ nó sẽ phổ biến hơn, ông nói.