Bệnh bạch biến thường không đe dọa tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, nhất là ở trẻ em đang trong độ tuổi phát triển khiến trẻ mặc cảm, tự ti, hạn chế giao tiếp xã hội.
Ngày 25-6 hằng năm được chọn là ngày Bạch biến thế giới. Phân tích về căn bệnh này, BS CK2 Vũ Thị Phương Thảo, Bệnh viện (BV) Da liễu TP.HCM, cho biết bạch biến là một tình trạng xảy ra do sự phá hủy hay giảm các tế bào hắc tố – tế bào sản xuất sắc tố trên da của mỗi người, hậu quả là trên da xuất hiện những mảng trắng.
Nguyên nhân chính xác của bạch biến đến nay vẫn chưa được làm rõ, hầu hết các trường hợp là do hệ thống miễn dịch của người bệnh tấn công chính các tế bào hắc tố bình thường và làm giảm hoặc mất sắc tố trên da.
Trẻ bị bệnh bạch biến khám tại Bệnh viện Da liễu TP.HCM. Ảnh: BVCC
Do là một bệnh lý tự miễn, bạch biến có thể liên quan đến các tình trạng tự miễn khác hoặc di truyền, trong đó thường gặp nhất là bệnh lý tuyến giáp. Nếu cha mẹ mắc bệnh thì di truyền cho con cái khoảng 6%.
Bệnh có thể hiện diện ở tất cả các vùng cơ thể, nhất là những vùng da cọ xát thường xuyên như khuỷu tay, tay, hông, đầu gối, và đầu ngón chân. Ngoài ra, có thể bị ở quanh mắt, mũi và miệng, bộ phận Sinh d*c…
Ở hầu hết các trường hợp, những mảng trắng này diễn tiến chậm, thậm chí không tiến triển. Một số ít lại có thể diễn tiến xấu đi nhanh chóng. Có 10-20% tự tái sắc tố lại như bình thường và vùng da tái sắc tố có thể sậm màu hơn.
Bạch biến không lây, thường không gây ra triệu chứng đáng kể, thỉnh thoảng có thể hơi ngứa, không đe dọa tính mạng. Trẻ bị bạch biến thường hay bị bắt nạt khiến trẻ mặc cảm, căng thẳng, buồn bã, ngại giao tiếp xã hội. Những trường hợp này cần phải can thiệp điều trị tâm lý kịp thời.
Theo bs phương thảo, người bệnh bạch biến cần sử dụng kem chống nắng uva/uvb (phổ rộng), spf từ 30 trở lên, kháng nước, mặc quần áo dài để bảo vệ da, tìm bóng râm để đứng, tránh bức xạ từ mặt trời.
Việc trang điểm che khuyết điểm ở vùng da trắng mất sắc tố có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống trẻ. Theo một nghiên cứu được thực hiện trên các trẻ 5-18 tuổi có vấn đề về da rõ rệt như bớt bẩm sinh, sẹo, bạch biến... những trẻ này đều cảm thấy buồn rầu, chán nản vì làn da của mình. Tuy nhiên, khi được che khuyết điểm trẻ ngay lập tức vui vẻ và thoải mái, tự tin hơn, dễ nói chuyện với bạn bè hơn.
Khi trang điểm nên lựa sản phẩm kháng nước, không trôi trong suốt một ngày, không sinh nhân mụn, không gây dị ứng. Nếu không biết cách trang điểm hãy đưa trẻ đến gặp một chuyên gia trang điểm để che khuyết điểm đúng cách.
Tùy vào tình trạng bệnh mà trẻ có thể được thoa Thu*c để giúp phục hồi sắc tố, điều trị bằng liệu pháp ánh sáng hoặc ghép da. Thu*c thoa có chứa corticosteroid có thể làm da bị mỏng, rạn, vì vậy cần phải có hướng dẫn của bác sĩ da liễu, nhất là vùng da quanh mắt.
Làn da có thể tiết lộ tình trạng sức khỏe của bạn
Bạn có thói quen đến bác sĩ da liễu thường xuyên không? Chắc chắn rằng khi da bạn có vấn đề thực sự bạn mới quan tâm đến việc tới gặp bác sĩ.