Khoa học hôm nay

Tại sao sâu bọ lại không thể đi đường thẳng?

Đại đa số các loài sâu bọ (hay côn trùng) khi di chuyển trên mặt đất thường là bò về phía trước ngoằn ngoèo tạo thành hình zích zắc. Vậy tại sao chúng lại không thể đi được đường thẳng.

Khi gà đi, một chân đưa lên trước, còn chân kia đỡ trọng lượng của cơ thể, chân đưa lên bước về phía trước, lại chạm đất, còn chân sau khi đỡ cơ thể lại nhấc lên, bước chạm đất. Như vậy, một chân trước, một chân sau liên tục, thay thế lẫn nhau để kéo cơ thể bước lên phía trước.

Nếu như đứng ở phía sau nhìn gà đi, sẽ phát hiện ra cơ thể của gà trong quá trình thay thế ngắn ngủi giữa hai chân, lúc thì hơi nâng lên cao, lúc thì hơi hạ xuống. Cho dù đi một chân cao, một chân thấp, lắc la lắc lư, nhưng do độ dài hai chân của nó như nhau, khoảng cách bước đi bằng nhau, vì vậy, hướng của bước đi về phía trước vẫn trở thành một đường thẳng.

Các động vật như lợn, dê, trâu, ngựa... tuy đều có bốn chân, nhưng do độ dài của bốn chân bằng nhau và cũng do hai chân thay thế trái trước phải sau, phải trước trái sau để đỡ cơ thể bước về phía trước nên khi chúng bước đi cũng thường là thẳng về phía trước.

Việc di chuyển thành 1 đường thẳng đối vơi các loài sâu bọ là vô cùng khó khăn

Nhưng đại đa số côn trùng trưởng thành lại không phải như vậy. khi chúng di chuyển trên mặt đất thường là bò về phía trước ngoằn ngoèo tạo thành hình zích zắc.

Vậy tại sao côn trùng lại không thể đi được đường thẳng?

Côn trùng là động vật có 6 chân, hai bên mỗi bên mọc 3 chân dài mảnh, mỗi chân lại phân thành 5 mấu nhỏ. 6 chân được bố trí thành một đôi chân ngắn phía trước, một đôi chân dài phía sau, một đôi chân ở giữa. khi chúng bò, 6 chân vừa không thể đồng thời di chuyển, cũng không thể đồng thời di chuyển 3 chân ở một phía của cơ thể, nếu không thì sẽ làm cho cơ thể treo lơ lửng trên không hoặc là nghiêng ngả.

Côn trùng khéo léo phân 6 chân thành 2 nhóm: một nhóm do một chân phải trước một chân trái giữa và một chân phải sau tạo thành; một nhóm khác lại do một chân trái trước, một chân phải giữa và một chân trái sau tạo thành.

Côn trùng bò về phía trước một bước, cơ thể do một nhóm chân giữa của hai nhóm đỡ cơ thể, còn một nhóm chân khác hơi nhấc lên để thoát khỏi mặt đất, tiến về phía trước. như vậy, cơ thể của côn trùng giống như được một chiếc giá tam giác rất vững chắc và cân bằng đỡ lên.

Có người đã quan sát tỉ mỉ côn trùng bò: nó do một nhóm chân trước duỗi ra phía trước, và dùng móng vuốt ở phần trước của đốt cổ chân mang móc, bám chặt vào phần lồi lõm trên mặt đất, có tác dụng kéo về phía trước. chân giữa ở phía bên kia, đặc biệt là chân sau của cùng phía liền hết sức duỗi các đốt trên chân ra, đẩy cơ thể lên phía trước.

Do chiều dài của chân trước và chân sau không bằng nhau, khi chân sau dùng sức đưa về phía trước thì sẽ đẩy chân giữa và cơ thể rời khỏi mặt đất lệch khỏi đường thẳng, làm cho trục giữa của cơ thể nghiêng đi. Khi chân trước của nhóm kia nhấc lên, để làm cho cơ thể tiến lên phía trước thì duỗi theo hướng ngược lại với cơ thể, chân sau dùng sức đẩy lên, lại xoay cơ thể theo hướng khác.

Như vậy, côn trùng đã bò về phía trước ngoằn ngoèo thành hình zích zắc như vậy đấy.

Khi côn trùng rời khỏi mặt đất, bò lên trên thân cây tương đối xù xì cũng là ngoằn ngoèo không thành đường thẳng. nếu như bò trên cành cây tương đối mảnh thì nó bò xoay tròn về phía trước trên cành cây. đây đều là do khoảng cách giữa chân trước và chân sau đẩy về phía trước không giống nhau gây ra.

1

Theo Ngân Anh/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/con-trung-di-chuyen-nhu-the-nao-528678.html

Theo Ngân Anh/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/tai-sao-sau-bo-lai-khong-the-di-duong-thang/20210207084702333)

Tin cùng nội dung

  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Côn trùng cắn để lại những vết thương nhỏ nhưng chúng có thể khiến bạn Tu vong nhanh chóng khi không xử lý kịp thời.
  • Mới đây, BVĐK tỉnh Bình Định tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Xuân Hồng (46 tuổi) bị côn trùng lạ bay vào tai trái. Tại đây, các bác sĩ đã nhanh chóng nội soi, gắp ra.
  • Nếu can thiệp đúng và sớm ngay sau khi bị côn trùng đốt sẽ hạn chế được những biến chứng xấu, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng do nọc độc côn trùng gây ra.
  • Nhỏ oxy già hoặc nước ấm ngay sau khi bị côn trùng chui vào tai có thể giúp lấy được chúng ra khỏi tai.
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY