Khoa học hôm nay

Loài trăn quái vật to lớn nhất thế giới có đầu to như đầu người, thân dày như lốp xe hơi

Loài trăn khổng lồ được phát hiện có cân nặng lên tới 200kg và thân hình đồ sộ, lớp vỏ dày khó chọc thủng.

Theo tờ Daily Mail, loài trăn anaconda mới đã lộ diện trong video của người dẫn chương trình về động vật hoang dã, giáo sư Freek Vonk. Theo như những gì được mô tả con trăn này dài 7,9m và nặng khoảng 200kg. Trong video bạn có thể thấy phần đầu của chúng to như con người và thân hình dày như một lốp xe hơi. Vị giáo sư khi tiếp cận trăn không hề tỏ ra sợ hãi và con trăn cũng có vẻ như không mấy bận tâm đến sự xuất hiện của vị khách không mời.

Ảnh minh hoạ.

Được biết đoạn video này được quay tại vùng nước nông thuộc rừng rậm Amazon. Để tiếp cận với con trăn này, vị giáo sư đã phải bơi sát đến bên cạnh với mặt nạ dưỡng khí.

Cho đến gần đây, chỉ một loài trăn xanh anaconda được ghi nhận sinh sống ở Amazon. Nhưng trăn anaconda xanh phương bắc đã được công nhận là một loài mới dựa trên một nghiên cứu công bố vào tháng này, Daily Mail đưa tin.

"Cùng với 14 nhà khoa học khác đến từ 9 quốc gia, chúng tôi đã phát hiện ra loài trăn khổng lồ mới, trăn anaconda xanh phương bắc", giáo sư Vonk nói. "Chúng ta từng nghe kể nhiều câu chuyện về trăn anaconda, thực tế là có hai loài khác nhau sống ở Amazon".

Loài trăn anaconda sống ở phương bắc của khu vực Nam Mỹ và được coi là loài mới. "Mặc dù nó trông giống trăn anaconda xanh thông thường nhưng sự khác biệt về mặt di truyền giữa hai loài là 5,5% và con số đó là rất lớn theo khía cạnh sinh học", giáo sư Vonk nói thêm. "Để so sánh, sự khác biệt về mặt di truyền giữa con người và tinh tinh là 2%".

Loài trăn mới được các nhà nghiên cứu khoa học đặt tên là Eunectes akayima, nghĩa của cái tên này là trăn anaconda xanh phương bắc. Dù phát hiện ra được giống loài mới nhưng các nhà khoa học cũng có nhiều lo lắng. Bởi vì khu rừng rậm Amazon đã chịu nhiều áp lực biến đổi khí hậu và nạn phá rừng tại khu vực này vẫn ngày một lộng hành. một phần diện tích của Amazon đã biến mất, nó rộng gấp 30 lần đất nước Hà Lan, và sự hiện diện của những con anaconda này biểu tượng cho vùng đất Amazon.

Giáo sư Jesus Rivas, tác giả nghiên cứu, nói lần đầu ông nhận ra có nhiều hơn một loài anaconda xanh là hơn 15 năm trước. Cùng với vợ Sarah Corey-Rivas, hai người bắt đầu phân tích các mẫu vật để tìm kiếm sự khác biệt về mặt di truyền. Tuy nhiên, phải đến gần đây họ mới công bố phát hiện.

Theo SHTT&ST

Link bài gốc Lấy link

https://sohuutritue.net.vn/loai-tran-quai-vat-to-lon-nhat-the-gioi-co-dau-to-nhu-dau-nguoi-than-day-nhu-lop-xe-hoi-d215774.html

Theo SHTT&ST

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/loai-tran-quai-vat-to-lon-nhat-the-gioi-co-dau-to-nhu-dau-nguoi-than-day-nhu-lop-xe-hoi/20240428065510345)

Tin cùng nội dung

  • Nhu cầu tiêu thụ về sừng tê giác ở Việt Nam và Trung Quốc đang theo cấp số nhân. Nếu vấn đề này không được giảm thiểu một cách hiệu quả thì sẽ không có cách nào để bảo vệ loài tê giác khỏi sự săn bắt và giết chóc đang ở mức cực kỳ báo động. Sự tuyệt chủng là cái kết không thể tránh khỏi.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY